MPP2021-551

Chính sách phát triển

Yooil Bae
Ngày: 15/07/2020 19:23; Kích thước: 536,196 bytes
Tuần thứ
1
Ngày tháng
Thời gian
Nội dung hoạt động
Chủ nhật, 09/08/2020
08:30 - 11:45

Buổi 1. Chương trình Phát triển Bền vững: Giới thiệu

  • Nên hiểu mục tiêu phát triển toàn cầu như thế nào (GDC)? Mục tiêu bền vững là gì? Chương trình 2030 là gì? Trong buổi học này, chúng ta sẽ tìm hiểu lược sử, định nghĩa và thách thức đối với phát triển và chương trình phát triển toàn cầu & địa phương. 
  • [Bài đọc bắt buộc] United Nations General Assembly (2015), "Transforming our world: the 2030 agenda for sustainable development" (weblink). 
  • [Video bắt buộc] Vietnam's Commitments in Implementing Agenda 2030 and SDGs, available at https://www.youtube.com/

Buổi 2. Đo lường phát triển

  • Phát triển được đo lường thế nào? Chỉ báo và thước đo nào có thể sử dụng để đo lường phát triển? Những chỉ báo này có thể hiện chính xác cốt lõi của hiện tượng phát triển? GDP có phải là một chỉ báo chính xác?  
  • [Bài đọc bắt buộc] Ravallion, Martin (1997), "Good and Bad Growth: The Human Development Reports." World Development 25(5): 631-638 (weblink). 
  • [Online Source] United Nations Development Programme, Human Development Index (HDI) (http://hdr.undp.org/).
  • [Khuyến khích đọc thêm] Stiglitz, J, Amartya Sen and Jean-Paul Fitoussi (2009), Report by the Commission on the Measurement of Economic Performance and Social Progress (recommend to skim p.11-18, 'Executive Summary' part).*** English only
Thứ 2, 10/08/2020
08:30 - 11:45

Buổi 3. Hiện đại hóa và đồng thuận Washington

  • Tài liệu về phát triển được dựa trên nhiều quan điểm góc nhìn và chúng ta sẽ đặc biệt chú ý đến những câu hỏi sau: Nguồn gốc tăng trưởng là gì? Lý thuyết tăng trưởng thay đổi như thế nào theo thời gian? Hệ thống kinh tế thị trường được hình thành như thế nào trên thế giới? Các nước phương Tây hiện đại hóa ra sao? Đồng thuận Washington là gì và hệ quả của nó? 
  • [Bài đọc bắt buộc] Sachs, Jeffrey. 2006. "Chapter 2. The Spread of Economic Prosperity." The End of Poverty: Economic Possibilities for Our Time. New York: Penguin (also, strongly recommend reading, Chapter 3).
  • [Khuyến khích đọc thêm] John Williamson. 1993. "Democracy and the "Washington Consensus"" World Development 21(8): 1329 – 1336 (weblink). ***English only

Buổi 4. Nhà nước và thị trường: Các hình thức của chủ nghĩa tư bản

  • Dù có chung tên gọi là 'chủ nghĩa tư bản', hình thức thực tế của tư bản lại thay đổi tùy theo quốc gia và khu vực. Những hệ thống tư bản đa dạng là gì? Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường ở những mô hình tư bản khác nhau? 
  • [Bài đọc bắt buộc] Chang, Ha-Joon. 2005. Kicking Away the Ladder: Development Strategy in Historical Perspective. London: Anthem Press, p.32-42.
  • [Bài đọc bắt buộc] Lee, Yong Wook. 2011. The Japanese Challenge to the American Neoliberal World Order: Identity, Meaning, and Foreign Policy. Stanford: Stanford University Press, p.1-2. 
  • [Bài đọc bắt buộc] Hall, Peter A. and David Soskice. 2001. Varieties of Capitalism: Institutional Foundations of Comparative Advantage. Oxford: Oxford University Press, p.8-9.
Thứ 3, 11/08/2020
08:30 - 11:45

Buổi 5. Phát triển kinh tế do nhà nước chủ đạo và phép màu Đông Á

  • Có nhiều tranh luận nảy lửa về sự vươn lên thành công của những nền kinh tế Đông Á. Cách Nhật Bản và bốn con hổ châu Á hiện đại hóa nền kinh tế của họ? Kinh tế Đông Á có thực sự là phép màu? Hay chỉ do họ gặp được thời cơ thuận lợi? 
  • [Bài đọc bắt buộc] Chang, Ha-Joon. 2006. "Chapter 4. How Important were the 'Initial Conditions' for Economic Development? East Asia vs. Sub-Saharan Africa." The East Asian Development Experience: The Miracle, the Crisis, and the Future. London: Zed Books. 
  • [Khuyến khích đọc thêm] Wade, Robert. 1992. "East Asia's Economic Success: Conflicting Perspectives, Partial Insights, Shaky Evidence." World Development 44(2): 270-320. ***Vietnamese & English version available. 
  • [Khuyến khích đọc thêm] Tejada, Carlos. 2017. "Money, Power, Family: Inside South Korea's Chaebol." New York Times, February 17 (if you're interested in Chaebol's inside), available at http://www.nytimes.com/. ***English only.

Buổi 6. Đồng thuận Bắc Kinh và Mô hình Việt Nam

  • Quỹ đạo phát triển của Trung Quốc có khác với các tiền nhiệm Đông Á và các nước phát triển phương Tây? Ý tưởng chính đằng sau Mô hình Phát triển theo kiểu Trung Quốc (Đồng thuận Bắc Kinh) là gì? Việt Nam có thể học hỏi gì (hoặc không nên học theo điều gì)? 
  • [Bài đọc bắt buộc] Perkins, Dwight. 2013. "Chapter 5. From Command to Market Economy in China and Vietnam." East Asian Development: Foundations and Strategies. Cambridge, MA: Harvard University Press.
  • [Khuyến khích đọc thêm] Ngok, Kinglun. 2009. "Chapter 2. Redefining Development in China," in Ka Ho Mok and Ray Forrest (eds.), Changing Governance and Public Policy in East Asia. London: Routledge. ***English only.
Thứ 4, 12/08/2020
08:30 - 11:45

Buổi 7. Sự trỗi dậy của "tăng trưởng dung hợp" (inclusive growth)

  • Toàn cầu hóa có lợi (hay có hại) cho tăng trưởng kinh tế quốc gia thế nào? Hàm ý của khu vực hóa nền kinh tế? Vị trí địa lý của các quốc gia có phải là yếu tố quan trọng trong phát triển? Quan hệ với nước ngoài định hình nền kinh tế trong nước như thế nào? 
  • [Bài đọc bắt buộc] Acemoglu, D. and J. Robinson. 2012. Why Nations Fail. Milken Institute Review. Available at http://assets1b.milkeninstitute.org/

Buổi 8. Khía cạnh Kinh tế chính trị của Tham nhũng trong phát triển (Nguyen Quy Tam)

  • Buổi giảng thảo luận nguồn gốc của tham nhũng trong phát triển và lý do vì sao tham nhũng tồn tại bền vững bất kể thể chế và bối cảnh chính trị, ở nhiều mức độ và mang lại hệ quả khác nhau cho phát triển. Để đấu tranh chống tham nhũng, một nhà nước mạnh mẽ là không đủ, một nền pháp trị phải tồn tại để kiểm soát giới tinh hoa quyền lực và bảo vệ các lợi ích công. 
  • [Bài đọc bắt buộc] Francis Fukuyama. 2014. "Political Order and Political Decay: From the Industrial Revolution to the globalization of democracy". Chapter 5: Corruption. New York: Farrar, Straus and Girouz. 
  • [Bài đọc bắt buộc] Minxin Pei. 2016. "To have and to hold", Economist print edition, Oct. 15. 
  • [Bài đọc thêm] Minxin Pei, 2016. Chương giới thiệu. China's Crony Capitalism: the Dynamics of Regime Decay. Harvard University Press. (Bản dịch tiếng Việt "Tư bản Thân hữu ở Trung Quốc", NXB Hội Nhà văn.)
Thứ 5, 13/08/2020
08:30 - 11:45

Buổi 9. Đô thị hóa và Hệ quả

  • Khu vực đô thị hiện nay là hình thức định cư cơ bản của nhân loại. Vì sao đô thị hóa lại quan trọng? Hệ quả của quá trình đô thị hóa đối với phát triển?  
  • [Bài đọc bắt buộc] Wyly, Elvin K., Norman J. Glickman and Michael L. Lahr. 2007. "A Top 10 List of Things to Know about American Cities." In E. A. Strom and J. H. Mollenkopf (eds.), The Urban Politics Reader. London: Routledge, p.9-17. 
  • [Bài đọc bắt buộc] Charles, Alice and Dilip Guna. 2019. "10 ways Cities are Tackling the Global Affordable Housing Crisis." World Economic Forum June 6, 2019, available at https://www.weforum.org/

Buổi 10. Những vấn đề của các thành phố lớn ở châu Á và Việt Nam

  • Nhiều thành phố và đô thị ở châu Á phải gánh chịu những rắc rối từ đô thị. Những vấn đề này là gì? Những vấn đề của các thành phố lớn ở Việt Nam? Cách giải quyết những vấn đề này? 
  • [Bài đọc bắt buộc] Dapice, David, Jose A. Gomez-Ibanez, Nguyen Xuan Thanh. Ho Chi Minh City: The Challenge of Growth. Cambridge, MA: The Ash Center for Democratic Governance and Innovation, available at http://www.un.org.vn/en/
Thứ 6, 14/08/2020
08:30 - 11:45

Buổi 11. Phát triển nông thôn ở châu Á

  • Nhiều nước ở châu Á đã thoát nghèo thành công. Bước đầu tiên của nhiều tấm gương thành công này là phát triển nông thôn. Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, v.v. đã phát triển khu vực nông thôn như thế nào?  
  • [Bài đọc bắt buộc] Korea Development Institute. 2011. "Chapter 11. Rural Development, Water Resource Management, and Silver Revolution." From Despair to Hope: Economic Policymaking in Korea, 1945-1979. Seoul: Korea Development Institute. 
  • [Bài đọc bắt buộc] Prosterman, Roy. 2017. "How Land Reform Shaped Asia's Tiger Economies," available https://landportal.org/

Buổi 12. Phát triển nông thôn ở các nước XHCN: Bài học từ Việt Nam

  • Cơ hội và thách thức dành cho khu vực nông thôn Việt Nam? 
  • [Bài đọc bắt buộc] OECD. 2017. "Chapter 2. Southeast Asia: Prospects and Challenges." In OECD-FAO Agricultural Outlook 2017-2026, p.88-89. http://www.fao.org/
  • [Bài đọc bắt buộc] Donaldson, John A. Forthcoming. "Rural Poverty in China: A Tale of Stunning Success and Mounting Concern." (Earlier version of this particle is available upon request only in English (J. A. Donaldson (2007), "the State, the Market, Economic Growth and Poverty in China", Politics and Policy 35(4): 898-929)).
Thứ 7, 15/08/2020
08:30 - 11:45

Buổi 13. Giáo dục và Phát triển

  • Một điều ai cũng biết là phép màu Đông Á xuất hiện chủ yếu là nhờ khu vực duy trì mức đầu tư cao vào vốn con người trong thời gian dài. Đông Á được lợi ích gì khi nguồn nhân lực phát triển ở trình độ cao?  
  • [Bài đọc bắt buộc] George, Elizabeth St. 2011. "Higher Education Reform in Vietnam: Boundaries of Autonomy," in Jonathan D. London (ed.), Education in Vietnam. Singapore: ISEAS, p.212-236.
  • [Bài đọc bắt buộc] Dickinson, Kevin. 2019. "How does Finland's Top-Ranking Education System Work?" World Economic Forum, February 16, available at https://www.weforum.org/
  • [Video bắt buộc] Michael Moore's documentary film, Where to Invade Next (video clip on Finland, 9:27). https://www.youtube.com/ 
  • [Video bổ sung] Hannamiina Tanninen, "What the Finnish Education Systems Could Learn from Asia." https://www.youtube.com/ (This is oppose to Michael Moore's video, ***English only).

Buổi 14. Sáng tạo, Khoa học và Công nghệ

  • Đầu tư vào khoa học và công nghệ tác động đến nền kinh tế bằng cách trực tiếp tạo ra việc làm, đóng góp cho tăng trưởng GDP, tạo ra dịch vụ và ngành nghề mới, chuyển hóa lực lượng lao động và sáng tạo trong kinh doanh. Mối quan hệ nhân quả giữa khoa học & công nghệ và tăng trưởng kinh tế là gì? Khoa học & công nghệ cuối cùng tác động như thế nào đến phát triển bền vững? 
  • [Bài đọc bắt buộc] UN System Task Team on the Post-2015 UN Development Agenda. 2013. "Science, Technology and Innovation for Sustainable Development," available at http://www.un.org/ 
  • [Bài đọc bắt buộc] Kim, Hyejin and Erik Mobrand. 2019. "Stealth Marketization: How International School Policy is Quietly Challenging Education Systems in Asia." Globalization, Societies and Education, available at https://doi.org/ (Just read section on Vietnam, p.9-10). 
  • [Video bắt buộc] Japan's Science City, Tsukuba, available at https://www.youtube.com/
Chủ nhật, 16/08/2020
08:30 - 11:45

Buổi 15. Y tế và Chăm sóc xã hội

  • Những gì đã được thực hiện để cải thiện y tế và vệ sinh và nên làm gì tiếp theo để đạt được những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) và mục tiêu phát triển bền vững (SDG) có liên quan đến điều kiện sức khỏe ở các nước đang phát triển? 
  • [Bài đọc bắt buộc] Hoang Van Minh. 2018. "Public Health in Transitional Vietnam: Achievements and Challenges." Journal of Public Health Management and Practices 24, S1-S2, available at https://journals.lww.com/
  • [Bài đọc bắt buộc] Kamineni, Shobana. 2019. "Why the 21st Century's Biggest Health Challenge is Our Shared Responsibility." World Economic Forum, available at https://www.weforum.org/ 
  • Tình huống có liên quan: lây nhiễm từ vết thương, HIV, viêm phổi đến các bệnh do lối sống phương Tây (ung thư, đột quỵ, tim mạch, v.v.) | Các bệnh dịch lớn (bùng nổ dịch sởi, tả lợn châu Phi) | Vệ sinh công cộng | Cơ sở hạ tầng (bệnh viên, bảo hiểm y tế, v.v.) | Bảo hiểm xã hội | Hỗ trợ việc làm

Buổi 16. Đại dịch Covid-19 và Quản trị nhà nước

  • Khác biệt nổi trội trong cách đương đầu với Covid-19 của các quốc gia? Ưu điểm và khuyết điểm trong từng cách giải quyết? 
  • [Bài đọc bắt buộc] Shui-Yan Tang and Brian An. 2020. "How the Coronavirus is Exposing Failed Leadership." July 7, The National Interest, Available at https://nationalinterest.org/
  • [Bài đọc bắt buộc] The Diplomat. 2020. "Leveraging Vietnam's COVID-19 Success." June 19, 2020. Available at https://thediplomat.com
  • [Bài đọc thêm] United Nations. 2020. UN/DESA Policy Brief #75: COVID-19: Reaffirming State-People Governance Relationships. Available at https://www.un.org/

Lưu ý về Dự án Họp báo & Wikipedia Youtube

I. Họp báo

  • Chọn một chủ đề liên quan đến nội dung các buổi học và có thể chuyển thành một bài viết Wikipedia. 
  • Họp báo sẽ được thực hiện từ Buổi 9 đến Buổi 16. Mỗi buổi sẽ có một nhóm tổ chức họp báo, nhưng Buổi 10, 12, 14, 16 sẽ có tối đa 2 nhóm thuyết trình. 
  • Trong phạm vi của nội dung bài học (vấn đề đô thị, phát triển nông thôn, giáo dục, khoa học & công nghệ, y tế & chăm sóc xã hội, và ô nhiễm môi trường), mỗi nhóm phải chọn một chủ đề phổ biến, quan trọng và thú vị mà công chúng nên quan tâm (chủ đề nào nên xuất hiện trên Wikipedia?)  
  • Nhóm thuyết trình nên đưa ra thông tin rõ ràng và mạch lạc về chủ đề trình bày, thời điểm sự kiện xảy ra, chính sách đó được phát triển thế nào, vấn đề đó được chính quyền (hoặc các đối tượng liên quan) xử lý ra sao – Thông tin phải dựa trên sự thật. Sau đó khán giả (đóng vai các phóng viên) sẽ đặt câu hỏi.

II. Dự án Wikipedia Youtube

  • Sau khi họp báo xong, học viên phải thực hiện Dự án Wikipedia.
  • Mỗi nhóm phải thực hiện một video cung cấp thông tin cho người xem, video phải bao gồm ít nhất bốn phần: a. định nghĩa / ý nghĩa; b. lịch sử / quá trình phát triển; c. tác động / tầm quan trọng; d. tranh cãi, ý kiến trái chiều. Độ dài tối đa của video là 7-8 phút.
The Diplomat
Ngày: 16/07/2020 16:08; Kích thước: 191,611 bytes
Shui-Yan Tang & Brian An
Ngày: 16/07/2020 16:07; Kích thước: 181,193 bytes
Tsukuba
Ngày: 16/07/2020 16:02; Kích thước: 46,252 bytes
Hannamiina Tanninen
Ngày: 16/07/2020 15:56; Kích thước: 41,955 bytes
Michael Moore
Ngày: 16/07/2020 15:54; Kích thước: 42,989 bytes
Kevin Dickinson
Ngày: 16/07/2020 15:51; Kích thước: 936,259 bytes
Jonathan D. London
Ngày: 16/07/2020 15:49; Kích thước: 33,270 bytes
John A. Donaldson
Ngày: 16/07/2020 15:04; Kích thước: 489,419 bytes
Roy Prosterman
Ngày: 16/07/2020 15:00; Kích thước: 7,857,578 bytes
David Dapice, Jose A. Gomez-Ibanez & Nguyễn Xuân Thành
Ngày: 16/07/2020 11:50; Kích thước: 33,270 bytes
Elvin K. Wyly, Norman J. Glickman & Michael L. Lahr
Ngày: 16/07/2020 11:46; Kích thước: 1,785,189 bytes
Minxin Pei ; Nguyễn Đình Huỳng dịch
Ngày: 16/07/2020 11:43; Kích thước: 33,270 bytes
The Economist
Ngày: 16/07/2020 11:42; Kích thước: 198,070 bytes
Daron Acemoglu & James Robinson
Ngày: 16/07/2020 11:27; Kích thước: 558,852 bytes
Carlos Tejada
Ngày: 16/07/2020 11:16; Kích thước: 267,630 bytes
John Williamson
Ngày: 16/07/2020 10:56; Kích thước: 816,466 bytes
UNDP
Ngày: 16/07/2020 10:44; Kích thước: 65,516 bytes
Martin Ravallion
Ngày: 16/07/2020 10:42; Kích thước: 881,187 bytes
Yooil Bae
Ngày: 18/08/2020 10:53; Kích thước: 921,864 bytes
Yooil Bae
Ngày: 18/08/2020 10:52; Kích thước: 882,729 bytes
Yooil Bae
Ngày: 18/08/2020 10:50; Kích thước: 1,702,647 bytes
Yooil Bae
Ngày: 18/08/2020 10:49; Kích thước: 446,974 bytes
Yooil Bae
Ngày: 18/08/2020 10:47; Kích thước: 961,801 bytes
Yooil Bae
Ngày: 18/08/2020 10:46; Kích thước: 675,925 bytes
Yooil Bae
Ngày: 18/08/2020 10:42; Kích thước: 1,032,133 bytes

Dựa trên kế hoạch phát triển toàn cầu do các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đưa ra, môn học này tìm hiểu nguồn gốc tăng trưởng kinh tế, bất bình đẳng, đói nghèo, và những khía cạnh khác của sự phát triển. Trong thế giới phát triển mạnh về công nghệ và toàn cầu hóa hiện nay, vẫn còn hơn 800 triệu người bị thiếu dinh dưỡng, hơn một tỉ người sống dưới mức 1 USD/ngày và nghèo đói cùng bất bình đẳng vẫn dai dẳng tồn tại bất kể các nỗ lực khắc phục trong những thập niên qua. Môn học sẽ nghiên cứu các hướng tiếp cận khác nhau trong lĩnh vực phát triển, dựa vào các công trình nghiên cứu từ kinh tế học, khoa học chính trị, xã hội học. Các lĩnh vực tranh luận then chốt trong phát triển cũng sẽ được xem xét bao gồm: 1) đô thị hóa và hệ quả, 2) phát triển nông thôn, 3) giáo dục, 4) sáng tạo và phát triển công nghệ, 5) y tế và chăm sóc xã hội, v.v… Hàm ý chính sách đối với Việt Nam và các nước đang phát triển sẽ được rút tỉa trong suốt môn học.

Môn học này được xây dựng trên cơ sở các bài giảng và đóng góp của học viên thông qua thảo luận trên lớp và nghiên cứu tình huống. Mục tiêu của môn này là giúp học viên nắm bắt tổng quan về các vấn đề và thực tiễn liên quan đến lĩnh vực phát triển. Cụ thể, học viên sẽ:

  • Hiểu được những tranh luận và vấn đề then chốt về phát triển
  • Hình thành nội dung, chiến lược, và chính sách phát triển quan trọng cho Việt Nam
  • Nắm bắt các phương pháp so sánh để tìm hiểu những thực tiễn tốt nhất trong phát triển và xây dựng chính sách phát triển 
  • Tăng nhận thức về các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và những “thách thức lớn” mà chúng ta đối mặt với gợi ý của cộng đồng quốc tế.
  • Có những công cụ phân tích cần thiết để mang lại ý nghĩa cho phát triển, cải cách kinh tế và thay đổi xã hội.

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'