MPP2025-545

Phát triển vùng và địa phương

Vui lòng tham khảo trên Microsoft Teams

Giảng viên phụ trách:  Vũ Thành Tự Anh, Phạm Văn Đại

Ngôn ngữ giảng dạy:   Tiếng Việt

“Phát triển Vùng và Địa phương” là môn học có tính thực tiễn cao, dành cho những ai quan tâm đến câu hỏi: Các yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnh tranh của một quốc gia/địa phương là gì, và làm thế nào để nâng cao được năng lực cạnh tranh của một quốc gia/địa phương?

Môn học bao gồm 5 phần. Phần I giới thiệu các khái niệm cơ bản và khung phân tích của Kinh tế học vi mô về năng lực cạnh tranh. Các khái niệm và khung phân tích này sau đó sẽ được minh họa thông qua tình huống nghiên cứu đầu tiên của môn học, trong đó học viên sẽ tìm hiểu cách thức phân tích một tình huống nghiên cứu Kinh tế học vi mô về năng lực cạnh tranh điển hình.

Trong phần II, học viên sẽ làm quen với hai lý thuyết quan trọng về phân tích các ngành công nghiệp, đó là chuỗi giá trị và cụm ngành (industrial cluster). Học viên cũng được giới thiệu một công cụ phân tích quan trọng – “mô hình kim cương” – như một phương pháp để phân tích các thuộc tính và lợi thế cạnh tranh của một cụm ngành, bao gồm các điều kiện đầu vào, nhu cầu, các ngành liên quan và hỗ trợ, và bối cảnh của chiến lược và cạnh tranh.

Phần III thảo luận một loạt bài nghiên cứu tình huống về chiến lược kinh tế của các quốc gia với các trình độ phát triển khác nhau. Đến cuối phần này, học viên sẽ nhận ra rằng, để thúc đẩy năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế, nhiều hoạt động phải được thực hiện đồng thời, từ việc nâng cao mức độ tinh xảo của doanh nghiệp cho đến phát triển cụm ngành và cải thiện chất lượng môi trường kinh doanh. Song do nguồn lực có hạn, mỗi quốc gia/địa phương phải đưa ra các lựa chọn có tính chiến lược để phát huy những lợi thế cạnh tranh nổi trội, đồng thời khắc phục những bất lợi lớn nhất để qua đó cùng nhau cải thiện năng suất.

Phần IV giới thiệu một số công cụ và mô hình quản lý chiến lược bên ngoài khuôn khổ của hệ lý thuyết Micheal Porter và đang được sử dụng rộng rãi để phân tích, xây dựng, và quản lý chiến lược phát triển quốc gia, vùng và địa phương như phân tích SWOT, mô hình OGSM, và khung phân tích chẩn đoán tăng trưởng. Mục đích của việc đi ra ngoài “khuôn khổ Micheal Porter” là để học viên có một cái nhìn phóng khoáng về các nền tảng lý thuyết đa dạng, để từ đó có thể áp dụng một cách linh hoạt trong nhiều bối cảnh thực tế khác nhau.

Phần V sẽ tập trung thảo luận chuyên sâu về năng lực cạnh của địa phương, với các tình huống nghiên cứu điển hình ở Việt Nam và Trung Quốc. Trong bối cảnh phân cấp và mở rộng tự chủ địa phương, những sáng kiến nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra động lực cải cách mới, đồng thời trực tiếp góp phần điều chỉnh chương trình nghị sự trong chiến lược và chính sách phát triển của trung ương.

Cuối cùng, trong phần VI, cả lớp sẽ thực hiện một chuyến nghiên cứu thực địa và làm dự án nhóm. Đây là một cơ hội để học viên áp dụng các khung phân đã được học vào việc đánh giá năng lực cạnh tranh của một địa phương, chuỗi giá trị hay cụm ngành cụ thể. Trong khi thực hiện dự án, các nhóm phải báo cáo định kỳ cho nhóm giảng viên về đề tài, nội dung và tiến độ dự án. 

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'