Hành trình sáng tạo tri thức gắn chặt với thực tiễn Việt Nam tại Trường Fulbright
April 22, 2020

Hành trình sáng tạo tri thức gắn chặt với thực tiễn Việt Nam tại Trường Fulbright

April 22, 2020

Một trong những cựu học viên chương trình Đào tạo cao cấp của Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) - tiền thân của Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright những khóa đầu tiên, ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian làm lãnh đạo Quảng Nam những năm 2000, đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét với các chính sách và sáng kiến phát triển kinh tế vùng, mà nổi bật là Khu kinh tế mở Chu Lai và thành phố Hội An.

Ông Thomas Vallely - cha đẻ Chương trình FETP, Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright hiện nay nhớ lại, nhóm giảng viên Fulbright được ông Phúc mời đến thăm Quảng Nam và chia sẻ tầm nhìn biến Hội An, khi ấy vẫn còn vắng khách, trở thành một điểm đến sống động. Lúc đó, Quảng Nam cũng dự định xây một nhà máy nhiệt điện than.

Giáo sư David Dapice (từ Đại học Harvard) đã góp ý thẳng thắn với người học trò cũ rằng: “Ông chỉ có thể chọn hoặc du lịch, hoặc nhiệt điện. Quảng Nam không thể vừa có Hội An như ông muốn, vừa có nhà máy nhiệt điện”. Giờ đây, Hội An đã trở thành điểm đến du lịch được toàn thế giới biết đến. Còn người chủ tịch tỉnh Quảng Nam năm xưa, nay đã là Thủ tướng Chính phủ.

Giáo sư David Dapice (Đại học Harvard) lúc đó đang cùng các cộng sự tại Đại học Harvard tham gia vào những nghiên cứu kinh tế Việt Nam thời kỳ đầu Đổi mới và dự án Chương trình FETP.

Câu chuyện Quảng Nam làm nhóm Giáo sư Mỹ và các giảng viên tại FETP thay đổi suy nghĩ. Thời kỳ đầu, FETP chỉ dạy cho các nhà lãnh đạo địa phương Việt Nam về kinh tế tân cổ điển giống như bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Họ chưa tập trung vào bối cảnh Việt Nam mà chỉ tập trung vào các kiến thức hàn lâm nói chung.

Các vấn đề thực tiễn của Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế được liên tục bổ sung và cập nhật vào chương trình giảng dạy của nhà trường, để đến ngày hôm nay, Trường Fulbright có thể tự hào là trường chính sách công hàng đầu, không chỉ của Việt Nam mà còn của khu vực. Liệu trong 25 năm tới, Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright có thể đem thực tiễn phát triển nào của Việt Nam vào trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu?

Ông Thomas J. Vallely chia sẻ những suy nghĩ của ông về chặng đường mà từ FETP, đến Fulbright gắn giảng dạy, nghiên cứu chặt chẽ với thực tiễn sinh động của Việt Nam.

Xem video chi tiết: TẠI ĐÂY

Những bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'