Không để ai bị bỏ lại phía sau
June 08, 2020

Không để ai bị bỏ lại phía sau

June 08, 2020

Hoàng Đình Trọng (Học viên lớp MPP20LM) đã vận dụng những kiến thức được đào tạo trong thời gian 18 tháng của chương trình đào tạo Thạc sỹ Chính sách công (Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright), để thực hiện đề tài Luận văn: "Chính sách trợ giúp, bảo trợ xã hội đối với người xin ăn, người vô gia cư, không nơi nương tựa qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh".

Thành phố Hồ Chí Minh luôn được biết đến là một thành phố năng động, thân thiện và nghĩa tình. Nơi đây, chúng ta thường bắt gặp những con người khốn khó, bất hạnh, lang thang xin ăn trên các nẻo đường. Họ là những đứa trẻ mồ côi, những cụ già, hay những người khuyết tật. Khi màn đêm buông xuống, trên những ghế đá, vỉa hè hay dưới gầm cầu là những thân phận khốn khổ, những người vô gia cư, nằm co ro trên những chiếc bạt mỏng, bất chấp rủi ro đang rình rập quanh mình.

Thực hiện đề tài Luận văn nói trên xuất phát từ lòng trắc ẩn và sự thẩm thấu giá trị công trong quá trình đào tạo tại Trường Fulbright, học viên Hoàng Đình Trọng mong muốn góp một phần tiếng nói vào việc khuyến nghị chính sách trợ giúp, bảo trợ xã hội của nhà nước được phù hợp hơn nhằm giúp đỡ những người yếu thế có hoàn cảnh thương tâm đang vật lộn, trôi nổi ngoài xã hội có thể giảm bớt rủi ro, bất trắc và sự khốn khó mà họ đang phải đối mặt cũng như giảm thiểu những hệ luỵ xã hội.

Để thực hiện đề tài, tác giả đã vượt qua những trở ngại khách quan, lặn lội đêm ngày để tiếp cận những người xin ăn, người vô gia cư tại khắp các quận, huyện của thành phố này trong gần 8 tháng, thực hiện các hoạt động thiện nguyện, trò chuyện, phỏng vấn nhằm khai thác những góc khuất riêng tư của mỗi trường hợp, thấu hiểu những nỗi niềm, trăn trở của họ.

Với bộ công cụ phân tích khoa học, kết hợp với góc nhìn đa chiều, trong Luận văn, tác giả đã tập trung làm nổi bật những vấn đề nổi bên trong quá trình ban hành và thực thi chính sách trợ giúp, bảo trợ xã hội của cấp Trung ương và của thành phố Hồ Chí Minh đang áp dụng đối với người xin ăn và người vô gia cư. Như ở cấp Trung ương, các văn bản chính sách còn thiếu quy định áp dụng riêng đối với người vô gia cư, dẫn đến sự thiếu công bằng và gây ra nhiều hệ luỵ xã hội.

Ở cấp địa phương, tại Thành phố Hồ Chí Minh, những trục trặc về các điều kiện thủ tục khi tiếp nhận người xin ăn còn rườm rà, phức tạp, một số loại giấy tờ chưa phù hợp với hoàn cảnh, trình độ nhận thức của người xin ăn. Trong quá trình thực thi chính sách, cán bộ có dấu hiệu thờ ơ, lạnh nhạt, chưa làm hết trách nhiệm của mình. Chính những trục trặc này đã trở thành rào cản, cản trở người xin ăn và người vô gia cư tiếp cận chính sách trợ giúp và bảo trợ xã hội của Nhà nước. Để khắc phục những hạn chế này, tác giả đã đưa ra những khuyến nghị, phù hợp hơn với thực tiễn để không ai bị bỏ lại phía sau.

Đề tài được trình bày trong buổi bảo vệ luận văn Thạc sỹ Chính sách công tại Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright ngày 27/5/2020 và được các thành viên Hội đồng đánh giá Luận văn đánh giá cao.

 

 

Những bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'