June 03, 2019

Chương trình Thạc sĩ Chính sách công

June 03, 2019

Chương trình Thạc sĩ Chính sách công (Master in Public Policy – MPP) là chương trình đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đào tạo về chính sách công, lãnh đạo, quản lý và các nền tảng kinh tế công theo chuẩn mực giáo dục của Mỹ, được áp dụng trong bối cảnh Việt Nam.

Chương trình gồm 2 chuyên ngành: Phân tích Chính sách, và Lãnh đạo & Quản lý, xoay quanh 03 lĩnh vực chính như sau:

  • Kinh tế khu vực công: MPP áp dụng cách tiếp cận dựa vào thị trường để giúp người học tìm hiểu, phân tích, phát triển và thực thi chính sách công, cũng như đảm nhiệm vai trò lãnh đạo và quản lý trong việc thúc đẩy nền quản trị công hiệu quả (efficient), đạt mục tiêu (effective), kinh tế (economical), và công bằng (equitable). Học viên phải học các quy tắc kinh tế thị trường, vị thế của nền kinh tế Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và triển vọng tương lai. 
  • Lãnh đạo chiến lược và quản lý: MPP đào tạo học viên trở thành những nhà lãnh đạo và quản lý có năng lực và hiệu quả, có khả năng ra quyết định thúc đẩy nền quản trị công và phát triển các tổ chức công để tạo ra sự thay đổi cần thiết. MPP cung cấp cho học viên kiến thức, kỹ năng và năng lực (Knowledge, Skills, and Abilities – KSA) cần thiết để đảm nhận các vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và các trường đại học.
  • Kỹ năng giao tiếp: Đội ngũ giảng viên của trường tin rằng cốt lõi của hoạt động lãnh đạo và quản lý công là khả năng trình bày, viết hoặc nói, các chính sách và giao tiếp hiệu quả với lực lượng lao động và công chúng, vốn ngày càng đa dạng và luôn thay đổi, thông qua các kênh truyền thông, đặc biệt là nền tảng mạng xã hội; và khả năng vận động và kêu gọi sự ủng hộ chính sách, quyết định hoặc các phương án chính sách công.

Áp dụng mô hình đào tạo xuất sắc của cơ quan kiểm định NASPAA, MPP đào tạo học viên những năng lực sau đây:

1. Lãnh đạo và quản lý trong quản trị và các tổ chức công

2. Tham gia và đóng góp vào các quy trình hoạch định chính sách công

3. Phân tích, tổng hợp, phát triển tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và ra quyết định

4. Thể hiện và áp dụng quan điểm phụng sự cộng đồng

5. Trình bày và tương tác hiệu quả với công chúng và lực lượng lao động đa dạng và không ngừng thay đổi

6. Hiểu rõ các nền tảng lý thuyết, học thuật, phương pháp và thực tiễn trong lĩnh vực chính sách công và quản lý khi áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới

7. Thể hiện hiểu biết sâu sắc về quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường tiên tiến, hòa nhập với thế giới làm nền tảng để phân tích các chính sách công hiện tại

8. Thể hiện hiểu biết sâu sắc về những nỗ lực cải cách dịch vụ công của Việt Nam trong quá khứ, ảnh hưởng của những nỗ lực lên cải cách trong tương lai.

Học viên tốt nghiệp từ MPP bắt buộc phải nắm vững 05 năng lực đầu tiên trong số các năng lực này dù họ đến từ đâu hoặc dự định sẽ công tác ở đâu (nhà nước, tư nhân hoặc trường đại học) trong tương lai.

03 năng lực cuối là cách ứng dụng các phương pháp, lý thuyết, mô hình, sơ đồ và kiến thức đã được học vào bối cảnh thực tiễn ở Việt Nam, đặc biệt là các kiến thức có liên quan đến giai đoạn chuyển đổi kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước. Học viên sẽ nhận ra Việt Nam vừa có thể học hỏi từ tri thức thế giới vừa đóng góp vào kho tàng tri thức này.

Các kỹ năng mà học viên sẽ được trang bị gồm:

• Phát triển các chiến lược để phát hiện, phát triển, bồi dưỡng và duy trì đội ngũ lãnh đạo tiềm năng trong tổ chức công

• Thể hiện và thúc đẩy những thông lệ lãnh đạo và quản lý tốt trong tổ chức, hiểu rõ các phương pháp lãnh đạo và quản lý khác nhau có tác động lên kết quả công việc.

• Phát triển chiến lược để thay đổi toàn diện một tổ chức khi tổ chức này không còn khả năng thực hiện các chức năng nhiệm vụ vốn có của nó.

• Hiểu rõ cách vận hành trong thực tế của quy trình phát triển chính sách “lý tưởng” – phân tích vấn đề, phân tích chính sách, đề ra giải pháp, thực thi và đánh giá.

• Thiết kế các chiến lược lấy người dân làm nền tảng, thúc đẩy sự tham gia vào quy trình phát triển chính sách, đặc biệt là ở các cấp chính quyền đô thị và tỉnh thành.

• Hiểu rõ vị trí của quy trình chính sách trong quá trình dự toán ngân sách, lập pháp, quản lý, bầu cử (chính trị), các chu kỳ tin tức truyền thông và các quy trình khác.

• Thành thạo kỹ năng đọc, phân tích, phê bình, thông hiểu và dịch thuật các nghiên cứu chính sách bằng tiếng Anh (hoặc tiếng Việt).

• Nắm vững khả năng thiết kế, thực thi, phân tích và báo cáo các nghiên cứu khoa học xã hội và nghiên cứu phân tích chính sách.

• Phát triển chính sách để xây dựng môi trường làm việc văn minh lịch sự ở khu vực công

• Giải thích nguyên nhân thất bại của những nỗ lực chống tham nhũng ở các nước đang phát triển và cách cải thiện các nỗ lực này

• Quen thuộc các mô thức quản lý dựa trên kết quả công việc, tái định hình bộ máy quản lý, quản lý công mới và những nỗ lực cải cách khu vực công khác, từ đó cải tiến quy trình vận hành của chính phủ.

• Biết cách xây dựng và duy trì văn hóa tổ chức trên nền tảng đạo đức.

• Phát triển các chính sách, tiêu chuẩn hoặc thông lệ ủng hộ sự đa dạng và “dung hợp” trong môi trường làm việc đa văn hóa.

• Soạn thảo các tài liệu chuyên môn – tóm tắt chính sách (policy brief), tóm tắt quyết định (decision memo), tóm tắt nghiên cứu, báo cáo phân tích chính sách, văn bản pháp luật (legislation), quy định và thông cáo báo chí.

• Thuyết trình trước công chúng một cách chuyên nghiệp – trong các cuộc buổi họp, sự kiện truyền thông, các phiên chất vấn, lấy ý kiến người dân và hội thảo.

• Hiểu rõ vai trò quản trị của giới chức đắc cử và được bổ nhiệm so với hoạt động phân tích chính sách chuyên nghiệp và đội ngũ công chức.

• Biết cách vận động chính sách một cách hiệu quả và thích hợp trong lĩnh vực công.

• Thảo luận sự phát triển của các chính sách dựa trên bằng chứng (evidence-based) trên nền tảng phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội truyền thống

• Phản ánh quá trình chuyển hoá tư duy quản lý từ cách tiếp cận quản lý khoa học cho đến hiện nay

• Trình bày những thay đổi tư duy về vai trò công chức trong chính phủ theo thời gian

• Miêu tả mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa tập trung và những vấn đề xã hội chính trị và kinh tế mà mô hình này tạo ra

• Miêu tả các chính sách Đổi Mới trong thập niên 1980 và đánh giá những thành công và thất bại của chính sách này

• Thuật lại những bài học lớn trong việc cải tố kinh tế của Việt Nam trong 6 thập niên vừa qua

• Hiểu rõ hiệu quả quá trình cải cách dịch vụ công gần đây tại Việt Nam

• Hiểu rõ mối quan hệ giữa các cải cách dịch vụ công ở các nền kinh tế tiên tiến và các quốc gia đang phát triển

Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học viên

Hầu hết các môn học đều yêu cầu học viên viết các bài tóm tắt chính sách ngắn nhằm giúp học viên rèn luyện kỹ năng viết và trau dồi sự tự tin. Học viên có thể viết bài bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Các khóa định lượng sử dụng hình thức thi cử truyền thống để đánh giá kết quả học tập của học viên.

Học viên phải thường xuyên trình bày kết quả nghiên cứu của mình trước lớp học. Hoạt động này giúp học viên phát triển khả năng thuyết trình trước công chúng. Học viên có thể thuyết trình bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt.

Hầu hết các môn học đều có các dự án nhóm yêu cầu học viên làm việc theo nhóm để nhận dạng, phân tích một vấn đề sau đó đề ra các giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Mục đích của bài tập nhóm là giúp học viên phát triển kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, kỹ năng viết và thuyết trình.

Các môn học cũng có các bài tập thực hành mô phỏng trong đó học viên sẽ đảm nhận những vai trò khác nhau trong những tranh luận về chính sách.

Học viên phải hoàn thành luận văn để đủ tiêu chuẩn tốt nghiệp. Luận văn phải bao gồm các phần như sau: lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu. Học viên có thể sử dụng số liệu thứ cấp hoặc tự chuẩn bị dữ liệu cho phần phân tích. Luận văn là kết quả của quá trình tích lũy kiến thức của học viên trong suốt gần hai năm học. Luận văn sẽ được trình bày trước hội đồng phản biện.

 

·         Phát triển các chiến lược để phát hiện, phát triển, bồi dưỡng và duy trì đội ngũ lãnh đạo tiềm năng trong tổ chức công

·         Thể hiện và thúc đẩy những thông lệ lãnh đạo và quản lý tốt trong tổ chức, hiểu rõ các phương pháp lãnh đạo và quản lý khác nhau có tác động lên kết quả công việc. 

·         Phát triển chiến lược để thay đổi toàn diện một tổ chức khi tổ chức này không còn khả năng thực hiện các chức năng nhiệm vụ vốn có của nó.

·         Hiểu rõ cách vận hành trong thực tế của quy trình phát triển chính sách “lý tưởng” – phân tích vấn đề, phân tích chính sách, đề ra giải pháp, thực thi và đánh giá.

·         Thiết kế các chiến lược lấy người dân làm nền tảng, thúc đẩy sự tham gia vào quy trình phát triển chính sách, đặc biệt là ở các cấp chính quyền đô thị và tỉnh thành.

·         Hiểu rõ vị trí của quy trình chính sách trong quá trình dự toán ngân sách, lập pháp, quản lý, bầu cử (chính trị), các chu kỳ tin tức truyền thông và các quy trình khác.

·         Thành thạo kỹ năng đọc, phân tích, phê bình, thông hiểu và dịch thuật các nghiên cứu chính sách bằng tiếng Anh (hoặc tiếng Việt).

·         Nắm vững khả năng thiết kế, thực thi, phân tích và báo cáo các nghiên cứu khoa học xã hội và nghiên cứu phân tích chính sách.

·         Phát triển chính sách để xây dựng môi trường làm việc văn minh lịch sự ở khu vực công

·         Giải thích nguyên nhân thất bại của những nỗ lực chống tham nhũng ở các nước đang phát triển và cách cải thiện các nỗ lực này

·         Quen thuộc các mô thức quản lý dựa trên kết quả công việc, tái định hình bộ máy quản lý, quản lý công mới và những nỗ lực cải cách khu vực công khác, từ đó cải tiến quy trình vận hành của chính phủ.

·         Biết cách xây dựng và duy trì văn hóa tổ chức trên nền tảng đạo đức.

·         Phát triển các chính sách, tiêu chuẩn hoặc thông lệ ủng hộ sự đa dạng và “dung hợp” trong môi trường làm việc đa văn hóa.

·         Soạn thảo các tài liệu chuyên môn – tóm tắt chính sách (policy brief), tóm tắt quyết định (decision memo), tóm tắt nghiên cứu, báo cáo phân tích chính sách, văn bản pháp luật (legislation), quy định và thông cáo báo chí. 

·         Thuyết trình trước công chúng một cách chuyên nghiệp – trong các cuộc buổi họp, sự kiện truyền thông, các phiên chất vấn, lấy ý kiến người dân và hội thảo.

·         Hiểu rõ vai trò quản trị của giới chức đắc cử và được bổ nhiệm so với hoạt động phân tích chính sách chuyên nghiệp và đội ngũ công chức.

·         Biết cách vận động chính sách một cách hiệu quả và thích hợp trong lĩnh vực công.

·         Thảo luận sự phát triển của các chính sách dựa trên bằng chứng (evidence-based) trên nền tảng phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội truyền thống

·         Phản ánh quá trình chuyển hoá tư duy quản lý từ cách tiếp cận quản lý khoa học cho đến hiện nay

·         Trình bày những thay đổi tư duy về vai trò công chức trong chính phủ theo thời gian

·         Miêu tả mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa tập trung và những vấn đề xã hội chính trị và kinh tế mà mô hình này tạo ra

·         Miêu tả các chính sách Đổi Mới trong thập niên 1980 và đánh giá những thành công và thất bại của chính sách này

·         Thuật lại những bài học lớn trong việc cải tố kinh tế của Việt Nam trong 6 thập niên vừa qua

·         Hiểu rõ hiệu quả quá trình cải cách dịch vụ công gần đây tại Việt Nam

·         Hiểu rõ mối quan hệ giữa các cải cách dịch vụ công ở các nền kinh tế tiên tiến và các quốc gia đang phát triển

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'