MPP2019-546

Thương lượng và Truyền thông

Nguyễn Vạn Phú
Ngày: 28/09/2018 17:07; Kích thước: 419,954 bytes
Tuần thứ
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
Ngày tháng
Thời gian
Nội dung hoạt động
Thứ 2, 01/10/2018
13:30 - 15:00

Buổi I: Tổng quan về báo chí Việt Nam

Các đặc điểm của báo chí Việt Nam. Quan hệ giữa báo chí và các cơ quan nhà nước. Sự thay đổi của báo chí. Sự khác biệt giữa báo giấy và báo mạng. Cách tổ chức một cơ quan báo chí. Cách báo chí thu thập tin tức. Tương lai của báo chí Việt Nam.

Bài đọc:

1. Xách giấy bút chạy theo chứng khoán

2. Ai làm nên tên tuổi một tờ báo

3. Suy gẫm nhân ngày 21-6

4. Báo chí Việt Nam đi về đâu?

5. Sẽ không còn tờ báo – chỉ còn bài báo

6. Nhật ký phóng viên nhân ngày nhà báo

7. Bàn về tự do báo chí

8. Luật báo chí, nhà báo và người dân

9. Ai cho tôi làm báo... lương thiện?

10. Việt Nam có báo tư nhân không?

Câu hỏi thảo luận:

1. Có mâu thuẫn gì không giữa tự do báo chí và một nền báo chí do nhà nước làm chủ sở hữu?

2. Giả thử cơ quan bạn có vấn đề tham nhũng, bạn có sử dụng báo chí như một kênh để lên tiếng không?

3. Theo bạn các bộ có nên có báo riêng hay không? Vai trò các tờ báo này như thế nào?

4. Bạn cảm nhận như thế nào về báo chí nói chung và giới nhà báo nói riêng?

5. Theo bạn các cơ quan nhà nước đã biết tận dụng báo chí như một kênh truyền thông chưa? Nếu chưa thì nên như thế nào?

6. Giả thử cơ quan bạn tổ chức một hội thảo quan trọng. Bạn sẽ làm gì để phối hợp với báo chí nhằm làm công tác truyền thông cho sự kiện?

7. Theo bạn mạng Internet đã tác động như thế nào đến báo chí?

8. Bạn có tin vào báo chí chính thống không? Bạn có thói quen kiểm chứng thông tin trước khi chia xẻ một bài báo nào đó không?

9. Bạn thích đọc báo giấy hay báo mạng? Theo bạn mỗi thể loại có những thế mạnh hay điểm yếu nào?

10. Cùng một sự việc bạn đọc được trên báo chí chính thống và trên mạng xã hội, bạn sẽ tin bên nào?

Thứ 4, 03/10/2018
13:30 - 15:00

Buổi 2: Làm việc với báo chí

Cách ứng phó với báo chí (làm gì khi báo chí nói sai về mình); cách sử dụng báo chí (viết thông cáo báo chí, tổ chức họp báo); xây dựng mối quan hệ với báo chí. Đi trước báo chí. Kỹ năng viết. Có chiến lược truyền thông cho cơ quan. Truyền thông chính sách. Quan hệ với công chúng qua truyền thông. Xử lý khủng hoảng truyền thông.

Câu hỏi thảo luận

1. Chọn một bài báo bất kỳ, nhận xét xem thử bài báo đó đã đạt yêu cầu hay chưa. Vì sao

2. Giả thử cơ quan bạn vừa có một hoạt động muốn truyền thông ra công chúng. Hãy thử viết một bản tin về hoạt động đó.

Làm bài tập viết tin từ một thông cáo báo chí

Nguyễn Vạn Phú
Ngày: 29/09/2018 10:13; Kích thước: 365,355 bytes
Nguyễn Vạn Phú
Ngày: 28/09/2018 16:03; Kích thước: 437,485 bytes
Christopher Balding
Ngày: 05/11/2018 16:03; Kích thước: 552,283 bytes
Christopher Balding
Ngày: 03/11/2018 13:56; Kích thước: 536,407 bytes
Christopher Balding
Ngày: 27/10/2018 14:14; Kích thước: 636,919 bytes
Christopher Balding
Ngày: 19/10/2018 08:53; Kích thước: 708,312 bytes
Nguyễn Vạn Phú
Ngày: 28/09/2018 16:54; Kích thước: 67,953 bytes
Nguyễn Vạn Phú
Ngày: 28/09/2018 16:53; Kích thước: 70,623 bytes
Nguyễn Vạn Phú
Ngày: 28/09/2018 16:51; Kích thước: 61,823 bytes
Nguyễn Vạn Phú
Ngày: 28/09/2018 16:49; Kích thước: 68,742 bytes
Nguyễn Vạn Phú
Ngày: 28/09/2018 16:44; Kích thước: 76,443 bytes

Môn Truyền thông được tổ chức thành bốn cụm đề tài. (1) Tổng quan về báo chí Việt Nam; (2) Mạng xã hội ở Việt Nam; (3) Các kỹ năng cơ bản liên quan đến báo chí và (4) Tận dụng kênh mạng xã hội cho công việc. Trong mỗi đề tài, chú trọng đến các trường hợp điển cứu để thảo luận. Ý tưởng của môn học là học viên đã có sẵn những suy nghĩ về báo chí và mạng xã hội từ thực tế cuộc sống, qua trình bày, hỏi đáp, thảo luận các trường hợp điển cứu để xóa các hiểu nhầm (myths) phổ biến, nhận thức đúng của học viên về báo chí được củng cố.

Chính vì thế trình bày của giảng viên chỉ chiếm chừng 45 phút trong một buổi học 90 phút. Phần còn lại được dùng vào thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi ý.

Phần thuyết trình do các nhóm trong lớp (lớp chia thành 5 hoặc 6 nhóm) phối hợp tổ chức về các đề tài được giao. Mỗi nhóm trình bày trong vòng 10 đến 15 phút và sau đó có 10-15 phút trả lời các chất vấn.

Nói cách khác, truyền thông có ý nghĩa như trang bị cho cá nhân trong một tổ chức cái micro để khuếch đại tiếng nói hay thông điệp của mình lên. Báo chí là loại micro chuyên nghiệp, sử dụng để cất tiếng là khó nhưng hiệu quả lại cao; mạng xã hội là micro cá nhân nhưng có độ kết nối và lan tỏa lớn. Môn học nhắm tới việc làm sao sau khóa học ngắn ngày này hiểu được hai loại micro này và sử dụng chúng trong công việc của từng người, kể cả giải quyết khủng hoảng truyền thông.

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'