MPP2023-511

Kinh tế vi mô 2

Vũ Thành Tự Anh, Lê Thái Hà
Ngày: 15/02/2022 15:26; Kích thước: 468,167 bytes
Vui lòng tham khảo trên Microsoft Teams
Dani Rodrik
Ngày: 15/02/2022 17:35; Kích thước: 47,093 bytes
Bernard Salanié
Ngày: 15/02/2022 17:32; Kích thước: 85,376 bytes
Alvin E. Roth
Ngày: 15/02/2022 17:22; Kích thước: 4,062,207 bytes
D. Gale and L. S. Shapley
Ngày: 15/02/2022 17:20; Kích thước: 795,615 bytes
Michael Rothschild and Joseph Stiglitz
Ngày: 15/02/2022 17:06; Kích thước: 584,886 bytes
George A. Akerlof
Ngày: 15/02/2022 17:02; Kích thước: 553,503 bytes
Friedrich A. Hayek
Ngày: 15/02/2022 16:59; Kích thước: 85,376 bytes
Abhinay Muthoo
Ngày: 15/02/2022 16:56; Kích thước: 85,376 bytes
Erik Angner
Ngày: 15/02/2022 16:49; Kích thước: 85,376 bytes
Alistair Dieppe, Sinem Kilic Celik, and Gene Kindberg-Hanlon
Ngày: 15/02/2022 16:45; Kích thước: 8,646,838 bytes
Vũ Thành Tự Anh
Ngày: 04/04/2022 08:43; Kích thước: 1,164,479 bytes
Lê Thái Hà
Ngày: 04/04/2022 08:47; Kích thước: 1,249,089 bytes
Lê Thái Hà
Ngày: 04/04/2022 08:45; Kích thước: 1,587,742 bytes
Lê Thái Hà
Ngày: 04/03/2022 14:51; Kích thước: 1,676,141 bytes
Lê Thái Hà
Ngày: 04/03/2022 14:28; Kích thước: 1,673,840 bytes
Lê Thái Hà
Ngày: 22/02/2022 15:07; Kích thước: 3,122,597 bytes
Lê Thái Hà
Ngày: 15/02/2022 18:08; Kích thước: 2,150,958 bytes
Vũ Thành Tự Anh, Lê Thái Hà, Bùi Mạnh Tiến
Ngày: 04/04/2022 10:44; Kích thước: 131,524 bytes
Vũ Thành Tự Anh, Lê Thái Hà, Bùi Mạnh Tiến
Ngày: 04/04/2022 10:44; Kích thước: 137,210 bytes
Vũ Thành Tự Anh, Lê Thái Hà, Bùi Mạnh Tiến
Ngày: 04/04/2022 10:43; Kích thước: 176,495 bytes
Vũ Thành Tự Anh, Lê Thái Hà, Bùi Mạnh Tiến
Ngày: 04/04/2022 10:43; Kích thước: 115,488 bytes
Vũ Thành Tự Anh, Lê Thái Hà, Bùi Mạnh Tiến
Ngày: 04/04/2022 10:36; Kích thước: 202,655 bytes

Khi thiết kế môn Kinh tế học vi mô dành cho chính sách công II (Vi mô II), giả định của Ban giảng viên là học viên đã được trang bị những kiến thức cơ bản của kinh tế học vi mô để có thể áp dụng được các khái niệm, nguyên lý, và công cụ của kinh tế học vi mô trong việc: (i) Hiểu bản chất nhiều vấn đề kinh tế được thảo luận trên các phương tiện thông tin đại chúng; (ii) Áp dụng kiến thức của môn học để phân tích và đánh giá các vấn đề chính sách công; (iii) Sử dụng kiến thức nền tảng của kinh tế học vi mô cho các môn học chuyên ngành sau này.

Với giả định này, nội dung của môn học Vi mô II sẽ tập trung vào một số chủ đề mở rộng của lý thuyết tiêu dùng và lý thuyết sản xuất cũng như một số chủ đề nâng cao, có ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu và phân tích chính sách công.

Mục tiêu là sau khi kết thúc khóa học, học viên có thể áp dụng các kiến thức của môn học trong các hoạt động nghiên cứu và phân tích chính sách chuyên sâu, đồng thời có khả năng đọc một số bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí kinh tế học quan trọng, đặc biệt là những bài liên quan đến các chủ đề được giới thiệu trong lớp Vi mô II. Cụ thể hơn, các mục tiêu của môn học bao gồm:

  • Hiểu và áp dụng được các kiến thức nền tảng của kinh tế học vi mô trong việc phân tích chính sách công, quản trị công và quản lý công trong bối cảnh Việt Nam.
  • Học viên được tiếp tận và kỳ vọng có khả năng thực hiện các phân tích chính sách từ góc độ kinh tế học vi mô, trong đó sử dụng nhiều phương pháp, công cụ và kỹ thuật đa dạng.
  • Nâng cao tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo trong việc phân tích các vấn đề chính sách.
  • Nhận thức và vận dụng các nguyên tắc kinh tế thị trường vào nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, qua đó đóng góp một cách hiệu quả vào công cuộc đổi mới chính sách công ở Việt Nam nói riêng cũng như ở các nước đang phát triển và chuyển đổi nói chung.

Với các mục tiêu này, môn học được tổ chức xung quanh 12 chủ đề, bao gồm:

  1. Ôn tập và mở rộng lý thuyết cung cầu
  2. Ôn tập và mở rộng lý thuyết về người tiêu dùng
  3. Ôn tập và mở rộng lý thuyết sản xuất (lý thuyết về hãng)
  4. Thị trường nhân tố sản xuất (tiền lương và thị trường lao động)
  5. Phân tích phúc lợi
  6. Cân bằng tổng thể
  7. Lựa chọn trong điều kiện bất định
  8. Lý thuyết trò chơi
  9. Thông tin bất cân xứng
  10. Thiết kế cơ chế
  11. Lý thuyết về khuyến khích
  12. Kinh tế chính trị học (từ góc độ tiếp cận vi mô)

Trong số 12 chủ đề này, sáu chủ đề đầu tiên – được trình bày trong nửa học kỳ đầu – là những nội dung mở rộng và nâng cao của các chủ đề học viên đã được giới thiệu trong môn Vi mô I. Sáu chủ đề còn lại – được trình bày trong nửa học kỳ sau – là những nội dung mà môn Vi mô I hoặc chưa đề cập hoặc mới chỉ giới thiệu lướt qua.Về kết quả học tập, sau khi hoàn thành khóa học này, sinh viên sẽ có năng lực:

  • Áp dụng kiến thức của môn học trong nghiên cứu và phân tích chính sách nâng cao. 
  • Có thể đọc các bài nghiên cứu trên các tạp chí kinh tế và chính sách quan trọng.
  • Đánh giá phê bình các nghiên cứu trong các lĩnh vực được giới thiệu trong khóa học này, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế phát triển, kinh tế học thể chế và tài chính.

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'