Nghiên cứu những thách thức về nước ở Đồng bằng Sông Cửu Long
January 06, 2023

Nghiên cứu những thách thức về nước ở Đồng bằng Sông Cửu Long

January 06, 2023

Đồng bằng sông Cửu Long là một đề tài nghiên cứu nhận được sự quan tâm lớn ở Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright (FSPPM). TS. Trần Anh Thông, Nghiên cứu viên FSPPM là đồng tác giả của nghiên cứu Responding to transboundary water challenges in the Vietnamese Mekong Delta: In search of institutional fit (tạm dịch "Ứng phó với những thách thức xuyên biên giới về nước ở ĐBSCL: Tìm kiếm sự phù hợp về thể chế") được xuất bản trên tạp chí Environmental Policy and Governance.

Hoạt động của các đập thủy điện lớn ở lưu vực sông Mekong chưa được ghi nhận đầy đủ trong các chính sách của chính phủ Việt Nam, đặc biệt là ở quy mô khu vực, mặc dù chúng gây ra những tác động bất lợi xuyên biên giới ở khu vực hạ lưu. Nghiên cứu này áp dụng khái niệm về sự phù hợp của thể chế để phát hiện những lỗ hổng chính sách trong việc giải quyết các thách thức xuyên biên giới về nước được thể hiện qua dòng chảy lũ giảm và xâm nhập mặn tăng ở ĐBSCL.

Dựa trên các cuộc phỏng vấn với các bên liên quan chính (bao gồm các quan chức chính quyền cấp trung ương và cấp tỉnh, các chuyên gia môi trường và các học giả) cũng như đánh giá các tài liệu chính sách, nhóm tác giả Trần Anh Thông và Cecilia Tortajada lập luận rằng mặc dù các tác động xuyên biên giới do nước gây ra ngày càng rõ ràng trên thực địa, chúng vẫn chưa được xem xét đầy đủ trong các chính sách về nước và hoạch định phát triển chiến lược của ĐBSCL.

Nghiên cứu này cho thấy việc không đưa các tác động của biến đổi khí hậu và động lực thủy điện trên toàn sông Mekong vào quản trị nước địa phương sẽ gây ra những hạn chế về thể chế trong việc giải quyết các tác nhân gây căng thẳng về nước (quá nhiều hoặc quá ít nước) trong dài hạn. Do đó, đạt được sự phù hợp về thể chế sẽ giúp điều chỉnh khung chính sách nước quốc gia với các chiến lược phát triển địa phương và giảm khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn ở quy mô đồng bằng.

Để đạt được mục tiêu này, hai khía cạnh chính cần được xem xét: thứ nhất, làm thế nào và dưới hình thức nào các quyết định quản trị và các chính sách quản lý nước có thể được thực hiện một cách hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn cho vùng đồng bằng và khả năng chống chịu của nó trước các rủi ro môi trường hiện tại và tương lai; và thứ hai, làm thế nào để chính sách nước và các chương trình nghị sự phát triển có thể nắm bắt và giải quyết một cách toàn diện các vấn đề thủy văn xuyên biên giới, đồng thời thúc đẩy sự tham gia về mặt chính sách của chính phủ Việt Nam ở các cấp cao hơn để giải quyết các tác động liên quan.

Đọc đầy đủ bài nghiên cứu tại đây

  • Quỳnh Chi

Những bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'