Nghiên cứu tác động của bất ổn toàn cầu với các quốc gia đang phát triển
January 28, 2023

Nghiên cứu tác động của bất ổn toàn cầu với các quốc gia đang phát triển

January 28, 2023

Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều bất ổn, các quốc gia đang phát triển là đối tượng dễ bị tổn thương hơn so với các quốc gia phát triển. Việc nghiên cứu tác động của những chỉ báo bất ổn cung cấp một góc nhìn quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách để hiểu và thảo luận một khung hành động để đối phó với những bất ổn ngày càng gia tăng.

Trong số xuất bản tháng 8/2022 của tạp chí FREP, tạp chí khoa học quốc tế của Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, bài nghiên cứu Asymmetric effects of global uncertainty: the socioeconomic and environmental vulnerability of developing countries” (Tạm dịch là Tác động bất cân xứng của bất ổn toàn cầu: mức độ dễ bị tổn thương về kinh tế xã hội và môi trường của các nước đang phát triển) của nhóm tác giả Nguyễn Phúc Cảnh, Christophe Schinckus và Sử Đình Thành tập trung vào chủ đề này.

Bài báo nghiên cứu sự thay đổi của các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và mức độ dễ bị tổn thương của môi trường dưới sự biến động toàn cầu ở 54 nước đang phát triển. Nhóm tác giả tập trung vào bảy chỉ số bất ổn toàn cầu, gồm bất ổn thương mại của Mỹ; bất ổn thương mại thế giới; bất ổn chính sách kinh tế; giá dầu và hàng hóa thế giới; chỉ số rủi ro địa chính trị và chỉ số bất ổn thế giới, và so sánh tác động thực tế của các chỉ số này ở các khía cạnh dễ bị tổn thương về kinh tế (tăng trưởng và GDP), xã hội (chỉ số nghèo khổ và bất bình đẳng thu nhập) và môi trường (khí thải CO2) của các quốc gia.

Nghiên cứu này chỉ ra rằng tình trạng dễ bị tổn thương về kinh tế, xã hội và môi trường không thể được giải quyết bởi cùng một khuôn mẫu: sự suy giảm của yếu tố này sẽ có cái giá của nó và có tác động đối nghịch đối với ít nhất một yếu tố khác.

Đây là một trong số ít nghiên cứu cung cấp phân tích chung cả ba tác động kinh tế, xã hội và môi trường của các yếu tố bất ổn toàn cầu, trong bối cảnh các khía cạnh về kinh tế, xã hội và môi trường chính là trọng tâm của các mục tiêu bền vững của Liên hiệp quốc. Về mặt này, bài báo chính là sự nghiên cứu về năng lực của các quốc gia trong việc chủ động hành động vì các mục tiêu bền vững có ý nghĩa trong một thế giới ngày càng bất định.

Đọc toàn bài nghiên cứu tại đây

Những bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'