Nghiên cứu về khả năng tiếp cận điện và sự hài lòng của hộ gia đình ở Việt Nam
September 15, 2021

Nghiên cứu về khả năng tiếp cận điện và sự hài lòng của hộ gia đình ở Việt Nam

September 15, 2021

Vấn đề kinh tế năng lượng đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng. Trong các nghiên cứu được xuất bản trong số đầu tiên của Tạp chí khoa học Fulbright Review of Economics and Policy (FREP) của trường Đai học Fulbright Việt Nam, bài nghiên cứu của các tác giả Hà Dương Minh, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) và Nguyễn Hoài Sơn, giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, đánh giá việc giảm nghèo về năng lượng điện (thiếu khả năng tiếp cận điện) ở Việt Nam.

Mục tiêu phát triển bền vững thứ bảy của Liên hợp quốc (SDG 7) là "đảm bảo khả năng tiếp cận năng lượng với giá cả phải chăng, đáng tin cậy, bền vững, và hiện đại". Nói ngắn gọn, "năng lượng sạch với giá cả phải chăng" là một trong những mục tiêu bao trùm, bền vững, văn minh của chúng ta trong thiên niên kỷ này. Các nhà thống kê thường đo lường tiến độ đạt được SDG 7 bằng cách sử dụng các chỉ số khách quan dựa trên dữ liệu phân phối và tiêu thụ điện.

 

Tỉ lệ hộ gia đình cho biết mức tiêu thụ điện không đáp ứng được nhu cầu của họ trong những tháng trước giảm đáng kể trong giai đoạn 2010-2012.

 

Trong khi đó, các tác giả Hà Dương Minh và Nguyễn Hoài Sơn cho rằng việc đánh giá dựa trên các chỉ số khách quan là không đủ. Theo họ, khả năng tiếp cận điện không phải chỉ thể hiện ở việc xây dựng lưới điện, mà là ở việc cung cấp điện để có thể đáp ứng các nhu cầu của người dân. Dựa trên các cuộc khảo sát hộ gia đình trên toàn quốc, các chỉ số về mức độ hài lòng của các hộ gia đình trong nghiên cứu này đưa ra một góc nhìn bổ sung để hiểu đầy đủ hơn về tình trạng "đói nghèo năng lượng" của xã hội.

Sử dụng dữ liệu từ các cuộc điều tra hộ gia đình trên toàn quốc kéo dài từ năm 2008 đến năm 2018, các tác giả nhận thấy sự bất bình đẳng trong sử dụng điện giữa các hộ gia đình ở Việt Nam có xu hướng giảm trong giai đoạn điều tra. Nghiên cứu này chỉ ra rằng Việt Nam đã tiến rất gần đến mục tiêu SDG 7 trong giai đoạn 2008–2018, và tình trạng "nghèo điện" không phải là một vấn đề xã hội cấp bách trong năm 2018.

Các kết quả chính của nghiên cứu bao gồm: (1) Việt Nam gần như đạt được mục tiêu phổ cập tiếp cận điện. Việc mở rộng điện lưới phù hợp với việc mở rộng nhân khẩu học. Chỉ khoảng 1 triệu người thiếu tiếp cận với điện lưới, hầu hết là thuộc các vùng sâu vùng xa ở miền núi phía Bắc. (2) Chất lượng dịch vụ, được định nghĩa là sự hài lòng của khách hàng, đã được cải thiện ở mức cao. Từ năm 2010 đến năm 2014, tỷ lệ hộ gia đình cho rằng mức tiêu thụ điện không đáp ứng được nhu cầu của họ đã giảm từ 24% xuống còn 2,7%. (3) Bất bình đẳng về tiêu thụ điện trong các hộ gia đình ở Việt Nam đã giảm trong giai đoạn 2008–2018. Bất bình đẳng trong tiêu thụ điện dường như không lớn hơn bất bình đẳng trong thu nhập. (4) Điện ở Việt Nam có giá cả phải chăng. Giá điện thực tế đã giảm trong 10 năm qua, thấp hơn so với các nước ASEAN khác và các hộ gia đình có xu hướng chi tiêu một phần ngân sách nhỏ hơn cho việc sử dụng điện.

Đọc chi tiết bài nghiên cứu TẠI ĐÂY.

Những bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'