Diễn đàn Chính sách Công Hạ vùng Mê Kông về Môi trường, Nông nghiệp, và Sinh kế

Diễn đàn Chính sách Công Hạ vùng Mê Kông về Môi trường, Nông nghiệp, và Sinh kế

Tỉnh Xiêm Riệp, Campuchia, ngày 11-12 tháng 8 năm 2016

Diễn đàn Chính sách Công Hạ vùng Mê Kông về Môi trường, Nông nghiệp, và Sinh kế được tổ chức tại khách sạn Sokha Ankhor, tỉnh Xiêm Riệp, Campuchia, ngày 11-12 tháng tám. Tham gia diễn đàn là các quan chức cao cấp của chính phủ, các nhà nghiên cứu của các viện và trường đại học, đại diện của xã hội dân sự, và các thành viên thuộc cộng đồng doanh nghiệp. Diễn đàn vinh hạnh được đón tiếp Ngài Mam Amnot, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Chính phủ Hoàng gia Campuchia, và ông Ezra Simon, Trưởng Ban Phát triển Xã hội của Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ USAID. Diễn đàn được đồng tổ chức bởi Sáng kiến Chính sách Công Hạ vùng Mê Kông (Lower Mekong Public Policy Initiative - LMPPI), thuộc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, Viện Nguồn lực Phát triển Campuchia, Phnom Penh, Campuchia, và Mạng lưới Nghiên cứu vì Sự bền vững của Sông Mê Kông (SUMERNET), Bangkok, Thái Lan. Diễn đàn được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ. 

Phần đầu tiên của hội nghị LMPPI tập trung vào các vấn đề tài nguyên nước xuyên biên giới Hạ vùng Mê Kông. Từ năm 1990, nhu cầu sản xuất năng lượng của các nước dọc theo sông Mê Kông tăng lên đáng kể, dẫn đến sự gia tăng rõ rệt các hoạt động xây dựng đập thủy điện. Như các diễn giả của phần này đã lưu ý, sự phát triển này tạo nên các tác động cả có lợi lẫn bất lợi lên đời sống của người dân bị lệ thuộc vào nó, và tạo ra các động cơ khác nhau của những bên liên quan khác nhau.

Các diễn giả của phần này đã tiếp cận giải quyết những mối quan ngại địa chính trị này từ các góc nhìn khác nhau. Tiến sĩ Phạm Đỗ Kim Hằng từ Trường Đại học Massey đã sử dụng khung lý thuyết trò chơi để chỉ ra rằng có thể khuyến khích Trung Quốc, quốc gia đang kiểm soát hầu hết vùng thượng lưu sông Mê Kông, hợp tác với các quốc gia Hạ vùng Mê Kông nếu họ cùng nhau đàm phán kết hợp các vấn đề thương mại và tài nguyên nước. Ông Jalel Sager của Trường Đại học California ở Berkeley và các đồng nghiệp đã thực hiện các mô hình toán học về tác động của việc xây dựng đập nước ở Lào để xác định rằng mặc dù thủy năng sẽ tiếp tục là nguồn thu nhập cho Lào, việc theo đuổi các phương án năng lượng thay thế khác làm mục tiêu vẫn được đảm bảo, đặc biệt là khi xem xét các ngoại tác tiêu cực từ thủy năng. Tiến sĩ Carl Middleton trình bày về ý nghĩa kinh tế và chính trị ẩn chứa của các việc "phân chia nước" và  “phân chia quyền lực,” và các lợi ích của việc sử dụng tài nguyên nước và sản xuất năng lượng đã tạo ra một kỷ nguyên thủy chính trị trong vùng như thế nào.

Phiên thảo luận gồm các chuyên gia từ Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, và Malaysia cuối cùng đã đồng ý rằng mặc dù có những trở ngại chính trị to lớn, các liên kết về thể chế và hợp tác lớn hơn giữa các nước (ví dụ như các cơ chế giải quyết tranh chấp hợp lý) sẽ là nền tảng cơ bản để đạt được các kết quả thành công.

Nội dung diễn đàn sẽ tiếp tục được cập nhật.

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'