Hướng dẫn nâng cao kỹ năng viết
January 03, 2019

Hướng dẫn nâng cao kỹ năng viết

January 03, 2019

Biết cách viết policy memo hiệu quả là kỹ năng cần thiết đối với sinh viên chuyên ngành chính sách công vì sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm ở những vị trí cố vấn chính sách cho lãnh đạo nhà nước.

Trong buổi seminar ngày 3/1/2019 về chủ đề "Bí quyết viết policy memo hiệu quả", GS. Terry Buss, người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc và giao tiếp với các cấp chính quyền, cơ quan nhà nước, Quốc Hội ở Mỹ, Úc, v.v. đã hướng dẫn sinh viên cách viết policy memo ngắn gọn nhưng vẫn có tính thuyết phục cao.

GS. Terry Buss. Ảnh: FSPPM

Một số nguyên tắc mà GS. Buss đề cập có thể được tóm tắt như sau:

  • Bỏ đi cái tôi cá nhân của mình vì sau khi hoàn thành, bài viết trở thành sản phẩm thuộc về người đọc – người tiêu thụ và sử dụng những thông tin trong bài viết. Cái tôi quá lớn khiến người viết khó tiếp thu ý kiến phản hồi của người đọc một cách khách quan. 
  • Không nên viết dài quá 2 trang vì những nhà hoạch định chính sách cần những bài viết ngắn gọn, đầy đủ và súc tích, giúp họ nắm được vấn đề và đưa ra giải pháp trong tích tắc. 
  • Viết như một câu chuyện theo cách lôi cuốn nhất. Chính trị gia không cần những bảng biểu phân tích với các công thức nặng về kỹ thuật. Họ cần những câu chuyện mà khi trình bày trước ống kính truyền thông sẽ dễ hiểu và dễ tiếp nhận đối với công chúng. Bài viết chính sách khác với luận văn và các nghiên cứu khoa học vì người đọc không có hứng thú chứng minh một công thức hoặc một mô hình phân tích đúng hay sai. Họ quan tâm nhiều hơn về câu chuyện và thông điệp đằng sau những biểu đồ phân tích đó.

Dựa trên những nguyên tắc đó, GS. Buss hướng dẫn sinh viên các kỹ thuật để gọt giũa và tổ chức bài viết. Đầu tiên, người viết phải trau chuốt câu chủ đề vì đây là xương sống cho toàn bài. Ví dụ, trong một bài viết chính sách có 5 đoạn văn, người viết giỏi sẽ giúp người đọc nắm được ý chính của toàn bài sau khi đọc 5 câu mở đầu ở từng đoạn. Từ câu chủ đề, chính trị gia sẽ là người quyết định nên tiếp tục đọc hay bỏ qua phần thân bài. Nếu ý kiến trình bày trong câu chủ đề trùng khớp với nhận định của nhà hoạch định chính sách, họ sẽ tiếp tục chuyển qua những phần khác. Nếu có sự mâu thuẫn giữa hai luồng ý kiến, người đọc sẽ tiến vào phần thân bài, nơi trình bày những lập luận, phân tích ủng hộ cho ý kiến nêu trong câu chủ đề. Theo phương pháp tổ chức dàn bài như vậy, GS. Buss cũng khuyến khích sinh viên nên đưa những bảng số liệu, biểu đồ, công thức cần thiết vào phần phụ lục để tránh làm loãng thông tin trong bài viết.

Ảnh FSPPM.

Để bài viết thật ngắn gọn, người viết có thể bỏ những chữ thừa thãi, không có ý nghĩa trong bài. GS. Buss kết thúc seminar bằng một câu nói hóm hỉnh: "Người viết tốt luôn là người viết ngắn."

******

GS. Terry Buss là giáo sư xuất sắc ngành Chính sách công, Đại học Carnegie Mellin và Học giả, Học viện Hành chính Quốc gia Hoa Kỳ. Ông là nguyên Cố vấn Cao cấp về Chính sách, Ban Nghiên cứu Quốc hội, Bộ Phát triển đô thị và Nhà ở Hoa Kỳ, và Ngân hàng Thế giới. Hiện ông đang là Cố vấn Cao cấp về Kiểm định Chất lượng của Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright.

Những bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'