CV13-11-76.0

Chống kẹt xe ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam kéo theo sự bùng nổ về đô thị hóa. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2000 - 2011, dân số của TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Hà Nội - hai trung tâm kinh tế, chính trị lớn nhất nước - đã tăng lần lượt từ 5,2 lên 7,2 triệu và từ 2,7 triệu lên 6,7 triệu. Cùng với quá trình đô thị hóa và thu nhập được cải thiện là sự tăng trưởng nhanh chóng của các phương tiện giao thông cá nhân. Cụ thể, số lượng xe máy và xe ô-tô của TP HCM đã tăng gần 5 lần trong khoảng thời gian này. Sự thay đổi này đã đặt ra áp lực lớn lên hạ tầng giao thông của hai thành phố. Cuối năm 2011, số liệu tại 7 quận nội thành Hà Nội cho thấy tỷ lệ đất dành cho giao thông là 6,2%. Ở TP.HCM, tỷ lệ đất chung dành cho giao thông là 7,8%, trong đó ở các quận nội thành, tỷ lệ lớn nhất là 2,8% và nhỏ nhất là 0,2%. Mức này thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn 20% – 25% cho các đô thị lớn khác trên thế giới. Tuy nhiên, chính quyền hai thành phố này đang rất lúng túng trong việc mở rộng các hệ thống giao thông công cộng và cải thiện hạ tầng đô thị để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Cả hai thành phố chỉ có duy nhất một phương tiện giao thông công cộng là hệ thống xe bus. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng xe bus công cộng ở Hà Nội và TP.HCM đều rất thấp, vào năm 2009 lần lượt chỉ là 9% và 5%.
Số trang:
17
Loại:
Tình huống
Ngày:
Jan 07, 2013
Ngôn ngữ:
Tiếng Việt

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'