MPP2019-500

Triết học và lý luận

Tuần thứ
1
|
2
|
3
|
4
|
5
Ngày tháng
Thời gian
Nội dung hoạt động
Thứ 3, 07/08/2018
13:30 - 15:00

1. Phân biệt:

  • Câu hỏi đời thường?
  • Câu hỏi khoa học?
  • Câu hỏi triết học? 

2. Triết học và loại câu hỏi phổ quát: là gì? từ đâu? để làm gì? đi về đâu? liên quan đến:

  • Nền tảng của thực tại và của năng lực tư duy
  • Nền tảng của quan hệ giữa người với người
  • Nền tảng của thân phận làm người 

3. Ba hệ hình (paradigms) của tư duy triết học từ loại câu hỏi phổ quát nói trên:

  • Hệ hình bản thể học (ontological paradigm): Thực tại (reality) / Tồn tại (being) là gì? 
  • Hệ hình tâm thức học (mentalistic paradigm): Ta có thể biết gì? / làm thế nào để biết được? 
  • Hệ hình ngôn ngữ học (linguistic paradigm): Ta có thể nói gì? / Đâu là ý nghĩa của từ được ta nói ra? 

4. Bốn câu hỏi cơ bản của Immanuel Kant (1724-1804):

  • Tôi có thể biết gì?
  • Tôi phải làm gì? 
  • Tôi được phép hy vọng gì?
  • Con người là gì? 

5. Các phân biệt cơ bản trong triết học:

  • Triết học Đông phương và Triết học Tây phương 
  • Triết học lý thuyết vs Triết học thực hành (mô tả / descriptive vs quy phạm / normative) 
  • Lịch sử triết học vs Triết học hệ thống 
  • Triết học lục địa (Âu Châu) vs Triết học phân tích (Anh-Mỹ) 
  • Triết học và các khoa học riêng lẻ: 

- Ngôn ngữ học vs Triết học ngôn ngữ

- Khoa học tự nhiên vs Triết học tự nhiên

- Khoa học tri nhận (não bộ) vs Triết học tinh thần

- Sử học vs Triết học lịch sử

- Chính trị học vs Triết học chính trị

- Xã hội học vs Triết học xã hội

- Tôn giáo học vs Triết học tôn giáo

- Nghệ thuật học vs Triết học nghê thuật (hay Mỹ học triết học) v.v.

- Triết học và Nghệ thuật

- Triết học có phải là khoa học?

6. Ba chức năng của Triết học:

  • Khai minh (enlightment) 
  • Điều hòa (cân đối các lối nhìn) hay Triết học và lương năng thông thường (Common Sense) 
  • Hướng dẫn hành động 

7. Bài đọc và tài liệu tham khảo:

  • Bùi Văn Nam Sơn, Trò chuyện triết học, Tập 1, NXB Tri thức, 2017, tr. 13-83. 
  • Trần Văn Toàn. Hành trình đi vào triết học. Nxb. Tri thức, 2012. 
  • Nermi Uygur. "What is a Philosophical Question?" trong Mind, New Series, Vol. 73, No. 289 (Jan., 1964), pp. 64-83 
  • What is Philosophy? Link: https://www.philosophybasics.com/general_whatis.html
Thứ 5, 09/08/2018
13:30 - 15:00

1. Tại sao tư duy triết học ngày nay cần bắt đầu bằng việc phân tích và phê phán ngôn ngữ? Phải chăng cấu trúc khách quan, công khai của nhận thức không thể ở trong ý thức mà ở trong ngôn ngữ, vì ngôn ngữ là hiện tượng liên-chủ thể (intersubjective) giữa Tôi-Bạn và Thế giới? Phân biệt giữa "sai lầm" và "hiểu lầm"?

2. Hai quan niệm về quan hệ giữa ngôn ngữ và nhận thức:

- Quan niệm ma thuật (magic) về ngôn ngữ:

  • Tu từ: quyền lực của ngôn từ • Duy lý: tin vào sức mạnh của luận cứ và lập luận

- Quan niệm huyền học (mystic) về ngôn ngữ:

  • Sự bất lực của ngôn ngữ như là trở ngại để trực nhận và hợp nhất với đối tượng.

3. Phân tích cấu trúc của ngôn ngữ chính là phê phán và ngăn ngừa khả năng lạm dụng ngôn ngữ

4. "Nói" là "Hành động":

- Ngày nay, triết học không còn bắt đầu trực tiếp với Tồn tại hay gián tiếp với nhận thức mà thông qua phương tiện bên ngoài (ngôn ngữ) nhờ đó có thể triết lý về tồn tại và nhận thức?

- Từ ngôn ngữ cơ thể đến ngôn ngữ nói và viết: tất cả đều là hành động? 

- Hành vi ngôn ngữ (Speech act) (Roger Searle *1932) / Trò chơi ngôn ngữ (Sprachspiel / language game) (Ludwig Wittgenstein, 1889-1951): diễn đạt ngôn ngữ theo những quy tắc nhất định, phục vụ các mục đích khác nhau giống như trong hành động.

5. Ba chức năng của hành vi ngôn ngữ:

- Mô tả (descriptive)

- Diễn tả (expressive)

- Hướng dẫn hành động

6. Lời và ý nghĩa:

- Làm sao đi từ hình thức bên ngoài (lời) đến nội dung ý nghĩa bên trong?

- Cú pháp học (Syntax): quan hệ giữa các từ với nhau

- Ngữ nghĩa học (Semantics): quan hệ giữa từ và vật

- Ngữ dụng học (Pragmatics): quan hệ giữa từ và người sử dụng

- (Các) tam giác ký hiệu học?

7. Bài đọc và tài liệu tham khảo:

* Bùi Văn Nam Sơn, Trò chuyện triết học, tập I, NXB Tri thức, 2017, "Lưỡi không xương", tr. 127 và tiếp.

* Philosophy of Language (Wikipedia).

Link: https://en.wikipedia.org/wiki/Philosophy_of_language

- Max Black. "Wittgenstein's Language-games" in Dialectica, Vol. 33, No. 3/4 (1979), pp. 337-353.

Bùi Văn Nam Sơn
Ngày: 21/10/2020 10:53; Kích thước: 85,417 bytes
Bùi Văn Nam Sơn
Ngày: 21/10/2020 10:52; Kích thước: 85,417 bytes
Bùi Văn Nam Sơn
Ngày: 21/10/2020 10:51; Kích thước: 85,417 bytes
Bùi Văn Nam Sơn
Ngày: 21/10/2020 10:50; Kích thước: 85,417 bytes
Stanford Encyclopedia of Philosophy
Ngày: 21/10/2020 10:49; Kích thước: 610,132 bytes
Bùi Văn Nam Sơn
Ngày: 21/10/2020 10:48; Kích thước: 85,417 bytes
Bùi Văn Nam Sơn
Ngày: 21/10/2020 10:46; Kích thước: 85,417 bytes
Immanuel Kant ; Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải
Ngày: 21/10/2020 10:45; Kích thước: 85,417 bytes
Wikipedia
Ngày: 21/10/2020 10:44; Kích thước: 1,193,134 bytes
Bùi Văn Nam Sơn
Ngày: 21/10/2020 10:43; Kích thước: 85,417 bytes
Immanuel Kant ; Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải
Ngày: 21/10/2020 10:41; Kích thước: 85,417 bytes
New World Encyclopedia
Ngày: 21/10/2020 10:37; Kích thước: 445,038 bytes
Jean-Paul Sartre
Ngày: 21/10/2020 10:30; Kích thước: 1,136,513 bytes
Bùi Văn Nam Sơn
Ngày: 21/10/2020 10:27; Kích thước: 85,417 bytes
Wikipedia
Ngày: 21/10/2020 10:27; Kích thước: 103,277 bytes
Bùi Văn Nam Sơn
Ngày: 21/10/2020 10:21; Kích thước: 85,417 bytes
Wikipedia
Ngày: 21/10/2020 10:13; Kích thước: 106,381 bytes
Bùi Văn Nam Sơn
Ngày: 21/10/2020 10:09; Kích thước: 85,417 bytes
Bùi Văn Nam Sơn
Ngày: 21/10/2020 10:16; Kích thước: 85,417 bytes

Môn triết học sẽ được trình bày và thảo luận chung quanh mười (10) đề tài hay 10 khái niệm cơ bản của triết học theo kiểu "hướng đến vấn đề" (problem - oriented) giúp học viên có những định hướng đầu tiên về nội dung, phương pháp và tinh thần của tư duy triết học.

10 đề tài được phân chia thành hai phần, bao quát hai lĩnh vực chủ yếu của triết học: 5 đề tài thuộc lĩnh vực triết học lý thuyết:

- Triết học (Triết học là gì? Các chức năng của triết học; Các phân biệt cơ bản trong bộ môn Triết học nói chung)

- Ngôn ngữ (Triết học về ngôn ngữ)

- Nhận thức (Lý thuyết về nhận thức hay nhận thức luận)

- Tồn tại (Bản thể học/Siêu hình học)

- Con người (Nhân học triết học)

và năm đề tài thuộc lĩnh vực triết học thực hành:

- Cái Thiện (Đạo đức học)

- Cái Đẹp (Mỹ học triết học)

- Tự nhiên và Kỹ thuật (Triết học về Tự nhiên và Kỹ thuật)

- Văn hóa và Văn hóa chính trị (Triết học văn hóa và Triết học chính trị)

- Tự do và cái Chết (Triết học xã hội và Triết học về đời sống)

Học viên sẽ làm quen hai lĩnh vực này về cả hai phương diện: hệ thống và lịch sử (tức những vấn đề triết học sẽ được bàn thảo một cách có hệ thống, gắn liền với quá trình xử lý vấn đề ấy trong chiều dài lịch sử với các truyền thống và chủ thuyết khác nhau).

Mỗi buổi học sẽ gồm hai phần: trình bày của giảng viên và trao đổi, thảo luận chung của học viên.

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'