Đăng ký tham dự Hội thảo chính sách: Nghịch lý nhà ở ở Việt Nam
May 25, 2023

Đăng ký tham dự Hội thảo chính sách: Nghịch lý nhà ở ở Việt Nam

May 25, 2023
  • Thời gian: 12.00 - 13.30 ngày 25/5/2023
  • Diễn giả: TS. Huỳnh Thế Du - Giảng viên thỉnh giảng - Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright
  • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
  • Hình thức: Trực tiếp tại trường & Trực tuyến qua Zoom
  • Đăng ký tham dự: TẠI ĐÂY
  • Nhà trường có chuẩn bị đồ ăn trưa nhẹ cho những người tham dự trực tiếp.

"An cư, lạc nghiệp" câu nói đã đi vào nếp sống và văn hóa của người Việt Nam từ xa xưa, và đến nay vẫn thế. Tuy nhiên, trong một thế giới biến động như hiện nay, song song với sự cạnh tranh trong thị trường lao động thì thực trạng cũng cho thấy việc sở hữu nhà ở dần trở nên khó khăn hơn với một bộ phận lớn người Việt Nam. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng này?

Tư vấn Numbeo đã lấy mức giá trung vị khoảng 50 triệu đồng/m2 cho Việt Nam để tính chỉ số giá nhà so với thu nhập. Kết quả trong 107 quốc gia được tính toán, con số của Việt Nam là 23,5, xếp thứ 14, thấp hơn Trung Quốc (34,6), Campuchia (32,5), Philippines (30,1), Hàn Quốc (26), Thái Lan (24), nhưng cao hơn Indonesia (18,5). Trung vị giá nhà ở Việt Nam theo tính toán này tương đương với 23,5 năm thu nhập của một người ở điểm trung vị và nếu tính khoảng 30% thu nhập thì sẽ là hơn 78 năm, cao hơn tuổi thọ trung bình của người Việt Nam.

"Giá nhà quá cao so với thu nhập nên nhiều người không có khả năng mua nhà" là lập luận được nhắc đến rất nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, có một thực tế khác. Theo Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, tỷ lệ nhà chung cư ở Việt Nam chỉ 2,2% và nhà riêng lẻ 97,8%. Tỷ lệ sở hữu nhà của các hộ gia đình Việt Nam là 88,1%, thuộc nhóm cao nhất thế giới. Vào năm 2021, ở Hàn Quốc, nhà riêng lẻ chiếm 20,6% và nhà dạng căn hộ chiếm 79,4%. Trong đó, căn hộ cao tầng chiếm 63,5%. Tỷ lệ sở hữu nhà ở đất nước này là 56,1%. Mỹ được xem là quốc gia đất rộng người thưa và điển hình của việc sử dụng đất lãng phí cho nhà ở, nhưng tỷ lệ nhà riêng lẻ cũng chỉ chiếm 65,9%, nhà ở dạng căn hộ chiếm 26,3%. Tỷ lệ sở hữu nhà là 65,3%. Trung Quốc là một thái cực. Tuy nhiên, cơ cấu nhà ở của họ cũng theo xu hướng chung của quá trình phát triển. 95% nhà xây dựng mới trong những năm gần đây là căn hộ cao tầng. Tỷ lệ sở hữu nhà của quốc gia hơn 1,4 tỷ dân này là gần 90%.

Nhà ở không đủ tiêu chuẩn (nhà ổ chuột - slum), theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, là nhà ở thiếu ít nhất một trong năm điều kiện gồm: (1) nguồn nước hợp vệ sinh, (2) điều kiện vệ sinh đảm bảo, (3) đủ diện tích sinh hoạt, (4) bền chắc, và (5) quyền sở hữu được đảm bảo. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nhà không đủ tiêu chuẩn ở khu vực thành thị của Việt Nam vào năm 2020 là 5,8%, thấp thứ 11 trong số 102 quốc gia có dữ liệu và GDP/người dưới 20 nghìn đô la. Tỷ lệ này thấp hơn các nước láng giềng như: Thái Lan (6,8%), Indonesia (19,4%), Lào (21,8%), Timor-Leste (33,9%), Philippines (36,6%), Campuchia (39,7%) và Myanmar (58,3%).

Tại sao những nghịch lý trên lại xảy ra với nhà ở ở Việt Nam? Vấn đề này sẽ được trao đổi tại Hội thảo Chính sách với chủ đề "Nghịch lý Nhà ở ở Việt Nam" với góc nhìn chuyên gia của TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên thỉnh giảng FSPPM.

 

Những bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'