ĐĂNG KÝ THAM DỰ NGÀY BẮC ÂU - Chủ đề
March 07, 2024

ĐĂNG KÝ THAM DỰ NGÀY BẮC ÂU - Chủ đề "Nâng cao tính thích ứng của thị trường lao động Việt Nam – Kinh nghiệm Bắc Âu và khuyến nghị với Việt Nam"

March 07, 2024
  • Thời gian: 14:00-17:30, 20/03/2024 
  • Địa điểm: Tầng G, Đại học Fulbright Việt Nam 
  • Hình thức: Trực tiếp tại trường và trực tuyến qua Zoom 
  • Link đăng ký: TẠI ĐÂY

Hội thảo nhằm chia sẻ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của Bắc Âu về cách đáp ứng và thích ứng với nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu về lực lượng lao động của một quốc gia, giới thiệu cách giáo dục và phát triển kỹ năng, số hóa, việc làm bền vững và an sinh xã hội đang mang lại sự đổi mới, năng suất và khả năng cạnh tranh cho khu vực Bắc Âu và cách áp dụng những kinh nghiệm này cho Việt Nam.

Bối cảnh

Trong những thập kỷ gần đây, nền kinh tế và thị trường lao động của Việt Nam đã trải qua một quá trình chuyển đổi, từ một quốc gia nông nghiệp thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Quá trình hiện đại hóa này đã được thúc đẩy bởi các cải cách kinh tế, tự do hóa thương mại và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành trung tâm sản xuất và thu hút nguồn đầu tư từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp có kỹ năng thấp và mức lương thấp.

Với mục tiêu đạt lượng phát thải net-zero vào năm 2050, Việt Nam đang nỗ lực trở thành một quốc gia có thu nhập cao hơn, đồng thời phát triển thị trường lao động với các ngành và công nghệ có kỹ năng và công nghệ cao. Ngoài ra, cam kết của Việt Nam trong việc phê chuẩn tất cả các công ước cốt lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tiêu chuẩn lao động, bao gồm công ước số 87 về Tự do Hiệp hội, cho thấy sự cần thiết của việc tăng cường đối thoại tại nơi làm việc và tạo điều kiện làm việc bền vững.

"Mô hình Bắc Âu" có những yếu tố cốt lõi bao gồm việc cung cấp các dịch vụ công và xã hội được tài trợ bằng thuế, đầu tư vào giáo dục, chăm sóc trẻ em, chăm sóc sức khỏe người già và các dịch vụ khác liên quan đến con người, cũng như sự bảo vệ mạnh mẽ cho lực lượng lao động thông qua các công đoàn độc lập và mạng lưới an sinh xã hội. Các quốc gia Bắc Âu nằm trong số những quốc gia giàu nhất thế giới theo GDP bình quân đầu người, vượt xa mức trung bình của Liên minh châu Âu (EU). Tương tự như Việt Nam, nền kinh tế Bắc Âu chủ yếu dựa vào xuất khẩu và ủng hộ thương mại tự do.

Vì vậy, "Mô hình Bắc Âu" đưa ra những bài học kinh nghiệm về cách cải thiện và thích ứng thị trường lao động trong một thị trường toàn cầu ngày càng yêu cầu cao hơn. Sự kiện tập hợp các diễn giả từ các nước Bắc Âu chia sẻ kinh nghiệm về các lĩnh vực dự kiến: Đào tạo nghề/phát triển kỹ năng; Đối thoại tại nơi làm việc và việc làm bền vững; Đổi mới sáng tạo và tăng năng suất; Hệ thống phúc lợi xã hội.

Ngày Bắc Âu (Nordic Day) là sự kiện thường niên, bắt đầu từ năm 2018, do Đại sứ quán của các nước Bắc Âu tại Việt Nam (bao gồm Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển), hợp tác với Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, nhằm chia sẻ kinh nghiệm từ các nước Bắc Âu về nhiều vấn đề khác nhau với Việt Nam. Đây là lần thứ sáu sự kiện được tổ chức.

Những bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'