Nhìn lại Hội thảo chuyên đề “Trí tuệ địa không gian trong quản lý đô thị thông minh”
January 19, 2024

Nhìn lại Hội thảo chuyên đề “Trí tuệ địa không gian trong quản lý đô thị thông minh”

January 19, 2024

Nhìn lại Hội thảo chuyên đề Trí tuệ địa không gian trong quản lý đô thị thông minh - Để tồn tại trong thế giới này, mỗi người cần có chút ít hiểu biết về địa lý và lịch sử!

Đó là câu nói tổng kết của PGS. TS Lê Trung Chơn, Quyền Viện trưởng Phụ trách Viện Nghiên cứu Phát triển Bền vững, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM, trong hội thảo tổ chức ngày 12/01 vừa qua tại Đại học Fulbright Việt Nam, với chủ đề Geospatial Intelligence (GEOINT) for Smart City Management (tạm dịch: Trí tuệ địa không gian trong quản lý đô thị thông minh).

Bắt đầu buổi hội thảo, TS. Chơn đã giới liệu đến người tham dự sơ lược về hành trình thú vị của con người trong công cuộc khám phá thế giới, cách mà con người hệ thống hóa dữ liệu để khảo sát, đánh giá hoạt động của chính mình và địa lý tự nhiên trên trái đất, từ thời Ai Cập cổ đại (đo đạc đất đai), đến Hy Lạp cổ đại (trắc địa), và gần đây đến cuối thập niên 60 của thế kỷ 20 (địa tin học/địa không gian).

Với sự trợ giúp đắc lực của các phương pháp thu thập dữ liệu địa không gian, đặc biệt là công nghệ viễn thám, Trí tuệ Địa không gian (GEOINT) - trí tuệ dựa trên tư duy địa lý (geographical thinking) để quản lý, phân tích dữ liệu địa không gian kết hợp với nền tảng AI phục vụ hoạt động của con người thích nghi với thế giới tự nhiên, đã và đang giúp con người quản lý, vận hành và khai thác tài sản và tài nguyên một cách hiệu quả hơn.

Một trong những nội dung mà TS. Chơn đề cập trong buổi hội thảo là về Đô thị thông minh (Smart City) hay còn được hiểu là thành phố số được xây dựng từ các dữ liệu hạ tầng đô thị (urban system asset) trên nền tảng GIS (dữ liệu tĩnh) kết hợp dữ liệu động được thu thập bằng các cảm biến, thiết bị định vị và công nghệ IOT; đồng thời giới thiệu ứng dụng GEOINT vào quản lý đô thị thông minh.

Một tình huống điển hình mà TS. Chơn đưa ra là Đề án Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025” và đi sâu phân tích thí điểm đô thị thông minh tại Quận 12. Mô hình thí điểm này bao gồm các bước (i) Thu thập dữ liệu, số liệu, (ii) Xử lý, xây dựng cơ sở dữ liệu GIS, (iii) Bay chụp UAV và xử lý ảnh, (iv) Phân tích biến động, (v) Xây dựng phần mềm ứng dụng, và (vi) Tập huấn chuyển giao.

TS. Chơn nhấn mạnh rằng dù ở thời đại nào, bản chất con người cũng là đi tìm và khám phá thế giới xung quanh. Thông tin thu thập được chỉ thực sự có giá trị khi được hệ thống hóa, đảm bảo tính thống nhất về công cụ, phần mềm hỗ trợ và quy trình xuyên suốt, để có thể chia sẻ và phân tích. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi xem xét các thông tin trên các bản đồ, người xem cần ý thức rằng đây chỉ là sản phẩm hiển thị sau cùng và phụ thuộc vào ý chí khách quan của người thực hiện.

Bên cạnh đó, diễn giả cũng đã giới thiệu một số ứng dụng của trí tuệ địa không gian trong xây dựng, quản lý hạ tầng bưu chính viễn thông, quản ký hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng cấp nước, hệ thống thoát nước, nông nghiệp, quản lý tài nguyên và môi trường, cũng như phân vùng nguy cơ lan truyền trong đại dịch COVID-19.

  • Uyên Vũ

Những bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'