Tọa đàm với Ngân hàng Thế giới về đánh giá thực trạng nghèo và bình đẳng ở Việt Nam
May 06, 2022

Tọa đàm với Ngân hàng Thế giới về đánh giá thực trạng nghèo và bình đẳng ở Việt Nam

May 06, 2022

Chiều ngày 5/5/2022, các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã đến thăm và thảo luận với các giảng viên, học viên của Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) xoay quanh báo cáo mới nhất của World Bank đánh giá về thực trạng nghèo và bình đẳng của Việt Nam năm 2022 - Vietnam Poverty and Equity Assessment – From the Last Mile to the Next Mile.

Báo cáo của World Bank đánh giá thực trạng của những nỗ lực giảm nghèo tại Việt Nam từ năm 2010-2020, những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong vấn đề này và đưa ra những khuyến nghị chính sách để Việt Nam đạt được những mục tiêu bình đẳng và giảm nghèo trong giai đoạn tiếp theo.

TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright.

Theo các chuyên gia World Bank, tình trạng nghèo không chỉ còn là câu chuyện về nâng mức sống tối thiểu và giải quyết tình trạng nghèo đói lâu dài mà còn bao gồm cả mục tiêu tạo ra những lộ trình kinh tế mới và bền vững cho người dân. Trong thập kỷ vừa qua, công cuộc giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được các kết quả đầy ấn tượng, nhưng tình trạng nghèo vẫn tồn tại ở các vùng bị tụt hậu tại các khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên. Vùng đạt kết quả giảm nghèo tuyệt đối tốt nhất là Đông Bắc, nhờ các hoạt động công nghiệp phát triển.

Bà Judy Yang, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp, Ban Nghèo và Bình đẳng thuộc Khối Nghiệp vụ về Thể chế, Tài chính và Tăng trưởng Công bằng (EFI), World Bank.

Đại dịch COVID-19 sẽ làm thành quả giảm nghèo bị tụt lùi và làm gia tăng bất bình đẳng trên cả góc độ tiền tệ và phi tiền tệ. Các hộ nông thôn, hộ dân tộc thiểu số và hộ thuần nông đang phải đối mặt với thách thức dài hạn do vốn nhân lực thấp hơn, chất lượng dịch vụ công ở địa phương thấp hơn, khoảng cách tiếp cận tới các cơ hội kinh tế xa hơn, và cơ hội tiếp cận với tài chính và đào tạo cũng ít hơn. Báo cáo của World Bank chỉ ra rằng tình trạng nghèo tập trung giữa các vùng khó khăn về mặt địa lý đòi hỏi phải tăng cường sự can thiệp xóa nghèo theo địa bàn, hiện đại hóa nông nghiệp và cải thiện về giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Các giảng viên, học viên FSPPM đánh giá cao báo cáo của WB và tham gia thảo luận sôi nổi về các vấn đề cụ thể xoay quanh báo cáo, như năng suất lao động, bất bình đẳng vùng miền, các chính sách hỗ trợ...

Ông Matthew Wai-Poi, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Ban Nghèo và Bình đẳng thuộc Khối Nghiệp vụ về Thể chế, Tài chính và Tăng trưởng Công bằng (EFI), World Bank.

  • Thúy Hằng

Những bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'