Nghiên cứu về chính sách cho người lao động ở khu vực phi chính thức
September 15, 2021

Nghiên cứu về chính sách cho người lao động ở khu vực phi chính thức

September 15, 2021

Chính sách cho khu vực kinh tế phi chính thức là một vấn đề đang nổi lên ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong số xuất bản đầu tiên của Tạp chí Fulbright Review of Economics and Policy (FREP) của Đại học Fulbright Việt Nam, các tác giả Colin Williams, giáo sư đến từ Đại học Sheffield (Anh) và đồng nghiệp, giáo sư Jan Windebank có bài nghiên cứu đánh giá các cách tiếp cận chính sách tương phản để giải quyết hoạt động tự doanh (self-employment) trong khu vực kinh tế phi chính thức ở châu Âu.

Các tác giả sử dụng dữ liệu được báo cáo từ cuộc khảo sát đặc biệt Eurobarometer 92.1 được thực hiện vào năm 2019 ở 28 quốc gia châu Âu, bao gồm hơn 27.565 cuộc phỏng vấn. Dựa trên phân tích hồi quy probit, các tác giả cho thấy khả năng tham gia vào hoạt động kinh doanh phi chính thức của người lao động có liên quan đáng kể đến mức độ tin tưởng chính phủ và tin tưởng lẫn nhau, chứ không liên quan đến khả năng bị bắt và chịu các hình phạt tương ứng. Cụ thể, người lao động có xu hướng tham gia vào hoạt động kinh tế phi chính thức cao hơn khi niềm tin vào chính phủ và niềm tin vào người khác giảm xuống.

Mục đích của bài nghiên cứu này là đánh giá những chính sách tương phản trong việc giải quyết vấn đề tự doanh trong khu vực phi chính thức. Thông thường, sự tham gia của người lao động tự do trong khu vực phi chính thức được coi là một quyết định kinh tế hợp lý được đưa ra khi lợi ích kỳ vọng lớn hơn chi phí, và do đó các cơ quan thực thi chính sách đã tìm cách thay đổi tỷ lệ này bằng cách tăng các hình phạt và khả năng bị bắt đối với người lao động. Tuy nhiên, gần đây trường phái kinh tế học tân thể chế cho rằng sự tham gia vào khu vực phi chính thức của người lao động là kết quả của sự thiếu tin tưởng vào chính phủ và tin tưởng lẫn nhau; do đó, lý thuyết này ủng hộ các chiến lược xây dựng lòng tin để nuôi dưỡng sự tuân thủ tự nguyện của người lao động.

Nghiên cứu này nhằm mục đích kêu gọi các cơ quan nhà nước tránh sử dụng các chính sách đàn áp làm tăng hình phạt và khả năng bị bắt đối với người lao động tự do và hướng tới các chiến lược xây dựng lòng tin để nuôi dưỡng sự tuân thủ tự nguyện của họ. Các bằng chứng nghiên cứu đưa ra nhằm giải thích cho sự chuyển hướng sang các chiến lược xây dựng lòng tin của các cơ quan nhà nước ở châu Âu.

Đọc chi tiết về bài nghiên cứu TẠI ĐÂY.

Những bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'