Có một “DNA Fulbright”
June 28, 2020

Có một “DNA Fulbright”

June 28, 2020

Sáng 27/6, Trường Fulbright đã tổ chức sự kiện tuyển sinh ngoại tuyến đầu tiên tại Đại học Fulbright Việt Nam. Như truyền thống, trường đón các đối tượng quan tâm chương trình tuyển sinh năm học 2020 và đặc biệt là các cựu học viên của trường. Những câu chuyện của các cựu học viên chia sẻ là sự xác thực sống động nhất về chất lượng đào tạo và những giá trị mà Fulbright kiến tạo cho người học.

Chia sẻ với các ứng viên về tầm nhìn của Fulbright, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh nhấn mạnh một nguyên tắc cốt lõi mà trường luôn theo đuổi đó là tiên phong, đi đầu trong giảng dạy và nghiên cứu chính sách công. Theo đó, Fulbright gắn kết cộng đồng, cả khu vực công và khu vực tư nhân, xã hội dân sự trong môi trường đào tạo chính sách công của mình.

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh nhấn mạnh giá trị bản sắc trong đào tạo của Fulbright đó là mang tri thức toàn cầu đến Việt Nam, nhưng "nhiệt đới hóa" tri thức toàn cầu đó để phù hợp điều kiện và môi trường xã hội Việt Nam.

Và học viên theo học tại Fulbright không chỉ học kiến thức cụ thể. Hơn cả đó là học cách nhìn, học một tư duy, thái độ với vấn đề thực tiễn của thời cuộc và đặt ra những giải pháp mang tính xây dựng, tạo ra những thay đổi tích cực cho xã hội Việt Nam.

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cũng nhấn mạnh giá trị bản sắc trong đào tạo của Fulbright đó là mang tri thức toàn cầu đến Việt Nam, nhưng “nhiệt đới hóa” tri thức toàn cầu đó để phù hợp điều kiện và môi trường xã hội Việt Nam. Và học viên theo học tại Fulbright không chỉ học kiến thức cụ thể. Hơn cả đó là học cách nhìn, học một tư duy, thái độ với vấn đề thực tiễn của thời cuộc và đặt ra những giải pháp mang tính xây dựng, tạo ra những thay đổi tích cực cho xã hội Việt Nam.

Do lịch sử phát triển hình thành của Trường Fulbright có những giai đoạn khác nhau trong hơn 25 năm qua (từ một chương trình giảng dạy kinh tế ứng dụng: Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright – FETP, đào tạo một năm cấp chứng chỉ đến Chương trình Thạc sĩ Chính sách công nằm dưới Đại học Kinh tế TP.HCM và bây giờ là Chương trình đào tạo học thuật của Đại học Fulbright), trường cũng thu nhận nhiều trường hợp học viên theo đuổi lâu dài.

“Có nên học Thạc sĩ không và nên học ngành gì?” – đó là câu hỏi mà PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright nhấn mạnh với những ai đang cân nhắc việc tiếp tục học tập, bồi đắp kiến thức, kỹ năng nhằm thích ứng với những biến động thời cuộc, củng cố và phát triển hơn nữa di sản sự nghiệp của mình.

PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright..

Chính sách công là một khoa học ứng dụng liên ngành, không phải là ngành học dành riêng cho khu vực nhà nước. Nhờ tính ứng dụng và tính liên ngành cao, ngành chính sách công đang ngày càng thu hút những người từ khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội theo học.

Đối với Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giảng viên Cao cấp của Trường, sự kiện tuyển sinh năm 2020 là dịp gợi nhắc ông một sự kiện quan trọng. Cùng tại sự kiện tuyển sinh Chương trình Thạc sĩ Chính sách công của năm ngoái, ông vinh dự đón nhận tin tức và chia sẻ với các ứng viên một dấu mốc lịch sử của trường.

Từ cơ cấu môn học đến cơ cấu học viên, trường sẽ luôn đảm bảo sự gắn kết đa dạng của các khu vực trong ý đồ tạo ra một lớp học là phiên bản thu nhỏ của môi trường chính sách.

Đó là việc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright nhận kiểm định quốc tế của NASPAA (Mạng lưới toàn cầu các trường chính sách công, hành chính công và quản lý công). Đó là một bảo chứng vàng khi Fulbright trở thành trường đào tạo chính sách công đầu tiên của Đông Nam Á và một trong số 11 viện đào tạo nằm bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ được chứng nhận về chất lượng giáo dục.

Nhờ tính ứng dụng và tính liên ngành cao, ngành chính sách công đang ngày càng thu hút những người từ khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội theo học. Nguyễn Thị Xuân Hường, lớp MPP20 là một trường hợp như vậy.

Tại sự kiện tuyển sinh năm nay, lần đầu tiên trường Fulbright tổ chức hai lớp học thử (demo class) cho các ứng viên trải nghiệm chất lượng giảng dạy của các giảng viên. PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa đã đứng lớp giảng về nghiên cứu tình huống với thực tiễn mô phỏng là dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, Tuyến Cát Linh – Hà Đông và TS. Lê Thái Hà là giảng viên trong lớp Kinh tế Vi mô: Phúc lợi người tiêu dùng và Phân tích chính sách. Cả hai lớp học đều có sức hút và được các bạn ứng viên đón nhận và tham gia nhiệt tình.

Tiến sĩ Lê Thái Hà, Giám đốc Nghiên cứu, giảng viên cao cấp.

Nguyễn Thị Xuân Hường, học viên MPP2020, chuyên ngành Phân tích chính sách.

Anh Nguyễn Xuân Định, Phó Giám đốc Chi nhánh Đông Đồng Nai, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), cựu học viên K9 của FETP

Anh Nguyễn Xuân Hà, học viên MPP2020, chuyên ngành Lãnh đạo và Quản lý.

Tại sự kiện tuyển sinh năm nay, lần đầu tiên trường Fulbright tổ chức hai lớp học thử (demo class) cho các ứng viên trải nghiệm chất lượng giảng dạy của các giảng viên.

  • Xuân Linh

Những bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'