Khủng hoảng giá dầu và lạm phát: Những bài học từ lịch sử và vấn đề của Việt Nam
July 02, 2022

Khủng hoảng giá dầu và lạm phát: Những bài học từ lịch sử và vấn đề của Việt Nam

July 02, 2022

Sau hai năm hứng chịu sự tàn phá khốc liệt của đại dịch COVID-19, các nền kinh tế trên thế giới bắt đầu mở cửa trở lại, nhu cầu đi lại cũng như các hoạt động sản xuất bắt đầu phục hồi kéo theo nhu cầu năng lượng và giá xăng dầu tăng mạnh, trong khi nguồn cung không đáp ứng kịp.

Cùng với đó, cuộc xung đột Nga – Ukraina tạo ra nhiều bất ổn nghiêm trọng, đặc biệt là nguồn cung dầu và khí đốt từ Nga sang châu Âu bị gián đoạn hoặc ngưng trệ khiến giá dầu, khí đốt, lương thực và nhiều hàng hóa cơ bản khác tăng cao kỷ lục. Đến nay, sau hơn 100 ngày diễn ra cuộc xung đột, tình hình chiến sự Nga – Ukcraina vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và một thỏa thuận ngừng bắn xem ra vẫn còn xa vời.

Hiện tại, cuộc khủng hoảng giá năng lượng nói chung và tình trạng tăng giá dầu vẫn chưa có hồi kết. Trong khi các nước châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có thì ở Mỹ, lạm phát đã ở mức kỷ lục trong vòng hơn 40 năm trở lại đây. Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2022 đã tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 12/1981. Cuộc khủng hoảng giá dầu hiện nay đã khiến nhiều người liên tưởng đến các cuộc khủng hoảng giá dầu từng xảy ra trong lịch sử, đặc biệt là cuộc khủng hoảng giá dầu thập niên 1970 kéo theo lạm phát đi cùng với sự suy thoái của nhiều nền kinh tế trên thế giới, một hiện tượng kinh tế mà các học giả gọi là 'Đình lạm' (Stagflation).

Ở trong nước, sau 6 lần điều chỉnh tăng liên tiếp, giá xăng đã lập đỉnh kỷ lục mới ở mức 32.370 đồng/lít xăng A95 từ ngày 13/6 và có thể đây vẫn chưa phải là mức đỉnh cuối cùng. Có lẽ hơn ai hết, mỗi người dân đều đang cảm nhận sức rát của lạm phát. Tuy nhiên, báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy CPI tháng 5/2022 chỉ tăng 2,86% so với cùng kỳ năm 2021. Tính bình quân 5 tháng đầu năm 2022 CPI tăng 2,25%, trong khi lạm phát cơ bản (core inflation) chỉ tăng 1,1% so với cùng kỳ 2021. Con số này vẫn còn khá thấp so với mục tiêu lạm phát dưới 4% mà Chính phủ đề ra trong năm nay.

Tuy nhiên, sức ép giá xăng dầu lên lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới vẫn là chủ đề tranh cãi. Điều này không chỉ do diễn biến giá xăng dầu thế giới rất khó dự báo do cuộc xung đột Nga – Ukraina còn phức tạp, xu hướng lạm phát và khả năng phục hồi của các nền kinh tế chủ chốt gắn với động thái chính sách tiền tệ của Fed cũng như các ngân hàng trung ương có ảnh hưởng, chính sách "Zero-Covid" ở Trung Quốc, v.v... mà còn nhiều yếu tố mang tính cơ cấu nội tại của nền kinh tế Việt Nam.

Câu hỏi là tại sao lạm phát Việt Nam đến nay vẫn thấp hơn nhiều so với nhiều nền kinh tế trên thế giới. Liệu trong thời gian tới, lạm phát của Việt Nam có thực sự nghiêm trọng như nhiều cảnh báo không? Chính phủ Việt Nam có thể làm gì để hóa giải được sức ép lạm phát trong bối cảnh nền kinh tế rất cần những cú hích chính sách, bao gồm cả tài khóa và tiền tệ, nhằm đảm bảo sự phục hồi rõ nét của nền kinh tế. Liệu những bài học từ lịch sử ứng phó với các cuộc khủng hoảng giá dầu thế giới vẫn còn giá trị vận dụng không? Đâu là vấn đề nội tại của Việt Nam?

Lớp học trải nghiệm là một phần trong Chương trình Ngày hội Tư vấn Tuyển sinh tại Hà Nội dành cho các bạn ứng viên tại khu vực phía Bắc. Đây là cơ hội cho các bạn ứng viên trải nghiệm chương trình học tập và chất lượng giảng dạy của trường.

Tham dự sự kiện, các ứng viên có cơ hội trực tiếp gặp mặt các giảng viên cao cấp của Trường để tìm hiểu về lịch sử của Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, cũng như gặp gỡ Ban Tuyển sinh để tìm hiểu về cơ hội học bổng của hai ngành học trong chương trình Thạc sĩ Chính sách công, quy trình ứng tuyển, giải đáp các thắc mắc, khó khăn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, kinh nghiệm viết những bài luận hay, làm bài thi viết tốt và vượt qua vòng phỏng vấn cá nhân....

Những bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'